KHÁI NIỆM TÂM LINH (P3)


KHÁI NIỆM TÂM LINH (P1)

KHÁI NIỆM TÂM LINH (P2)

6972102653_e009f18b34_o

Chất liệu Tượng thờ

+ Tượng gỗ: tốt nhất dành tạc các vị hiền triết, thánh hiền như Lão Tử, Khổng Tử, Quan Công ngồi đọc binh thư, Gia Cát Khổng Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đĩnh Chi …

+ Tượng đá: chỉ nên dành để ngoài trời

+ Tượng đồng: tốt nhất dành đúc những vị đã có thân thế sự nghiệp xuống danh trần thế như Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Quan Công cưỡi ngựa xích thố, Hoàng Đế Nguyễn Huệ, Bác Hồ Chí Minh, Các Vị Vua Hùng…

+ Tượng gốm: Dành đúc Thập Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn, Bồ Đề Đạt Ma, Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán… Lục Tổ Huệ Năng

+ Tượng sứ: tốt nhất dành đúc các Đấng Thiêng Liêng cao cả đã xuống danh trần thế nhưng chưa qua thân xác con người như Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Mẫu Cửu Trùng Thiên, Tam Thanh, Tam Tòa Thánh Mẫu, Đức Li Lạc Thiên Tôn…

+ Tượng đất: tốt nhất dành đắp các vị La Hán

+ Tượng composite: dành để trưng bày.

+ Tượng thủy tinh: tốt nhất dành đúc các nữ thần phương tây như Thần Tình Yêu, Thần Tự Do, Thần Biển Cả và hình thể tượng trưng cho 12 chòm sao

+ Tượng sành: đúc tạc 12 con giáp phương đông, thổ công thổ địa…

+ Tượng vàng: đúc tạc Đức Thế Tôn Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đức Chúa Giê Su và các vị giáo chủ.

+ Tượng bạc: đúc tạc Tiên Dung Chử Đồng Tử, Tiên Đồng Ngọc Nữ, Đức Mẹ Maria, Quán Thế Âm Bồ Tát

+ Tượng Ngọc: dành tạc Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đại Thế Trí Bồ Tát, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Tiên Chúa Liễu Hạnh, Ngũ Vị Tôn Quan, Thập Vị Ông Hoàng

+ Tượng đồng đen: dành đúc Địa Tạng Vương Bồ Tát

+ Tượng kim cương: dành tạo hình Địa Tạng Vương Bồ Tát

+ Tượng Thạch Cao: dành đúc chân dung các vị Lãnh đạo quốc gia dân tộc và cá nhân, đặt nơi trang trọng không nên đặt tại ban thờ.

+ Tượng xi măng: dành đúc, tạo hình các linh vật

+ Tượng inox: dành để nơi trang trọng

IMG_0144

Ban Thờ

 + Đỉnh hương: đốt trầm, hương thỏi, đặt tại ban gia tiên nếu gia đình có tiên tổ đã làm thầy hoặc tu học đạo, đặt tại ban thờ thần thánh tiên phật. Có màu giống màu bát hương nếu bát hương bằng đồng.

+ Bát hương: nếu ban có đỉnh hương thì bát hương cần có chân đế. Ban thờ hướng về đông, nam nên chọn màu đồng hun, ban thờ hướng về tây, bắc nên chọn màu đồng vàng. Số bát hương là lẻ, số lượng tùy theo mong muốn thờ tự. Bát hương tại gia đình tốt nhất nên tự bốc vì mình thờ chứ không ai khác thờ tự nên do chính tay mình làm.

+ Chân nến: có màu giống bát hương

+ Chén ly: dâng nước dâng rượu hoặc để trống, bên trong không được cáu cạnh oxy hóa

+ Đèn điện: nên hạn chế bố trí đèn để trên ban do dòng điện dân dụng có nhiều sóng tần không tốt, nên sử dụng nguồn điện sạch từ pin sạc hoặc ắc quy. Chủ yếu sử dụng đèn tường hoặc đèn trần.

+ Hoành phi câu đối: gia chủ là người biết chữ nho thì có thể treo, không biết không nên treo.

+ Những điều chú ý: hạn chế sử dụng đinh, dây thép. Đồ thờ tự nên càng nhẹ càng tốt. Phòng thờ không nên quá bừa bộn, quá nóng, quá lạnh, quá thông gió, quá bí. Các ban thờ tại gia không nên nhìn thẳng ra cửa chính nhìn ra đường lớn. Nến đốt dở không cháy hết cần loại bỏ khỏi chân nến. Dâng trầu cau cần dâng cả vôi ăn trầu vv…

+ Thắp nhang: một nén để chào hỏi, tưởng nhớ. Ba nén để đảnh lễ, thưa gửi cầu nguyện. Năm nén để xin khai khẩn, xây dựng tôn tạo. Bảy nén để xin hóa độ, siêu thoát chúng sanh. Chín nén để xin giải âm khí, hoàng dương chánh pháp, cứu dân độ đời. Mọi trường hợp không đốt thắp cả bó

+ Tùy tâm, tùy nghi với: tư thế, bố cục, sản vật, vàng mã, thời gian…

+ Bao sái, làm sạch: trước và sau ngày dỗ, ngày lễ, ngày hành đạo.

+ Duy trì linh khí: tùy vào khả năng người thờ tự.

+ Tranh thờ: kiểm tra, cảm nhận năng lực trước khi treo đặt trên ban. Sau khi đặt xin kết nối tâm linh bức tranh với Đấng Thiêng Liêng cao cả được tô vẽ trong tranh, làm một lần. Thường xuyên giao hòa năng lực cơ thể với năng lực của Ngài thông qua tranh để dần có khả năng tiếp xúc tư tưởng, thi hành sứ mạng Ngài giao phó.

+ Bùa, cốt…: tùy tâm tính của người thờ tự thích muốn sử dụng hay không. Tượng có khoét hốc đặt bùa sau lưng, bát hương có cốt, khung nhà tường vách giấu bùa, chú vv… cần được chuyển giao để thế hệ sau biết đường tiếp nối thờ tự, dâng cúng để tránh tai ương cho học trò, người kế thừa, con cháu. Nếu người thờ tự có khả năng tương thông với các Đấng cao cả mà đang đặt tượng đặt tranh trên ban, tương thông với Đấng cao cả mang danh tại đền chùa miếu điện… thì không cần sử dụng phương tiện hữu hình như trên đặt cùng hệ thống thờ tự đồng thời không cần duy trì các anh linh để trông cai vì ban thờ, nơi thờ tự, đình đền điện miếu, chùa nhà thờ hiện nay đã thuộc quyền cai quan và được nhận ân phước của chính những Đấng cao cả, Tiên Chúa Trời Phật.

+ Trước của nhà: nhà bình thường dùng gương, nhà có người tu học có thể dùng gương bát quái. Nhà không có nhà kế cần liền kể có thể đạt thêm tượng linh vật trước cửa, tránh đặt chuông gió, ngược lại với nhà có nhiều nhà liền kề san sát.

+ Nhà có nhiều hướng nhiều cổng: Nên dùng ít cổng lại, nếu được cho thuê bớt đi hoặc cần dùng thì nên 2 cổng thôi tốt nhất một cổng có đặt tượng quán âm hoặc ban thờ thông thiên thờ thần linh, trời đất.

+ Lư hương: đặt tại sân rộng, thông thiên. Dành cho nơi tôn nghiêm công cộng hoặc gia đình làm đạo với quy mô sâu rộng.

 (còn tiếp)

 

Tags: ,

No comments yet.

Leave a Reply