Thầy Lương Minh Đáng
Tính không là thuộc tính hàm chứa ở mọi sự vật, sự việc, tính không là thuộc tính tâm linh. Bất cứ ai nghiên cứu tâm linh đều phải trải qua quá trình luyện tập và cảm nhận tính không tuyệt đối này. Khi nhập môn nhân điện anh chị em tiếp nhận khái niệm luân xa, năng lượng vũ trụ để chữa bệnh là Thầy cho anh chị em tiếp nhận tính không trong phương tiện chữa bệnh đó. Lên đến lớp 6 Thầy chỉ cho anh chị em một phương tiện vô cùng quý giá là Kinh Tự Tháp nhân điện với 3 kim tự tháp lồng vào nhau và 13 vạch nhân điện để anh chị em nhìn thấy mà tập luyện, nhưng thực ra còn hằng hà xa số những kim tự tháp vô hình to nhỏ ẩn chứa trong ngoài Kim Tự Tháp mica của anh chị em, biểu tượng cho tính tương đối của sự hiện hữu mà anh chị em chưa nhận ra đó. Ở lớp 7 đã có lần Thầy nói với anh chị em bao giờ ngọn đèn trong đầu anh chị em sáng, tiềm năng khả năng ẩn chứa trong đầu anh chị em sáng thì ngọn đèn ở cây ăng ten nhân điện của anh chị em sáng và anh chị em đừng nóng ruột có phải không? Các kim tự tháp vô hình, ngọn đèn vô hình trong đầu anh chị em mang tính không, thuộc tính của tâm linh.
Dần từng bước khi anh chị em thực hành anh chị em nhận ra quyền năng của thuộc tính không ẩn chứa trong năng lượng vũ trụ, luân xa, Kim tự Tháp nhân Điện và cây Ăng ten Nhân Điện, rồi anh chị em tin Thầy và tiếp bước những lớp cao hơn, như sử dụng khối Kim Tự Tháp, mật mã 801, Ánh Sáng Mặt Trời, Ánh Sáng Tinh Tú và Hào Quang Thượng Đế. Tất cả các khái niệm đó đều là thuộc tính không tâm linh chứ có hữu hình đâu nào, mà anh chị em ứng dụng lại mang lại những kết quả, lợi ích to lớn cho sức khỏe cho đời sống của anh chị em. Mà nhờ vậy mà anh chị em đã vượt qua thử thách, bền bỉ theo Thầy học hỏi minh triết giác ngộ và tiến hóa đến hôm nay.
Đã nhiều lần trong lớp học Thầy nói với anh chị em rằng năng lượng vũ trụ là không có gì nhưng nó có tất cả là nghĩa này đây. Tuy vậy để dễ hiểu hơn về tính không Thầy lấy con số 13 hữu hình biểu tượng cho tính không tuyệt đối, biểu tượng cho mật mã ngoài không gian để anh chị em ở bất cứ căn cơ trình độ nào cũng có thể hiểu được chứ nói tính không thì trừu tượng quá. Từ nay anh chị em quán tưởng đến con số 13 là đủ để biểu thị cho tính không hàm chứa trong vạn sự rồi.
Ngành nhân điện của chúng ta ra đời mới 17 năm còn rất non trẻ về tuổi hữu hình, nhưng về tuổi vô hình (không có thời gian không gian) thì nó có từ thủa khai sinh lập địa mà người Tiền Sử đầu tiên đã được Thượng Thiên ủy thác mang xuống trái đất này. Có vậy chỉ học nhân điện có vài buổi là anh chị em thực hành thực hiện được ngay. Thầy đã từng nói với anh chị em, Thầy chỉ nhắc lại bài học xưa kia cho anh chị em chứ Thầy không dạy anh chị em có phải không nào? Người ta học bác sỹ phải cần đến từ 5 đến 7 năm đào tạo bài bản mà ra trường phải thực tập chí ít cũng vài ba năm nữa, mới thạo nghề, huống chi anh chị em dù chữ viết còn vụng mà chỉ sau 3 buổi học lớp 3 đã có khả năng chữa bệnh, thì anh chị em tự biết mình là ai rồi và tuổi nghề đích thực là mấy đây.
Nhân điện là một hiện tượng mới lạ không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với nhân loại toàn thế giới. nó mới lạ vì nó đơn giản dung dị mà mang lại hiệu quả, lợi ích cho đời sống nhân sinh, chưa từng thấy trong lịch sử sách Đông Tây kim Cổ và với tri thức hiện có của loài người thì không thể hiểu được dù đó là sự thật vì vậy mà người ta chưa tin và nghi ngờ anh chị em cũng là lẽ tự nhiên và đừng trách cứ ai.
May thay dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn còn có nhiều người đang muốn tìm chân lý đích thực của sự sống, mà chân lý đó thì đang được nhân điện bằng thực hành kiểm chứng. Ngành nhân điện mà Thầy đang dạy anh chị em là ngành thực hành, nói ít làm nhiều, không ưa lý luận lại càng không muốn tranh cãi với bất cứ một trường phái quan điểm lý thuyết nào, đó cũng là biểu hiện của tính không nhân điện.
Thầy thấu hiểu cho tâm nguyện của anh chị em muốn được đọc những điều Thầy viết, nhưng thực tình Thầy cũng không muốn viết nhiều vì Thầy biết cái Thầy viết bằng chữ bằng lời cho anh chị em đọc dễ bị anh chị em cho là chân lý và thời gian trồi đi, vạn sự thay đổi, anh chị em lại dở sách Thầy ra ứng dụng, không khỏi mắc phải sai lầm.
Nếu anh chị em nào có nguyện vọng nghiên cứu hãy đọc lại những cuốn sách Thầy đã viết ở các cuốn sách “Trường Sinh Học Nhân Điện” dành cho lớp 3, cuốn Nhân Điện Thầy Lương Minh Đáng, cuốn Minh Triết và giác Ngộ và gần đây là cuốn Hạnh Phúc và May Mắn. Hãy suy ngẫm để khai thác những thông điệp tiềm ẩn trong nhưng trang sách Thầy viết chia sẻ với anh chị em và sẽ còn nhiều điều bổ ích cho anh chị em. Thầy nhắc lại là muốn Thầy viết nữa thì hãy đừng coi đó là chân lý vì chân lý là sự thay đổi.
Tinh thần căn bản nhất của thuyết nhất nguyên là: “vạn vật đồng nhất thể” và phương châm ứng xử là tôn trọng sự hiện hữu, cảm hóa để chuyển cái xấu thành cái tốt, biến cái ác tà thành thiện lương. Như vậy cũng là cách tự nó đã ngầm công nhận một phía và làm đâu có dễ. Thật vậy mấy ngàn năm qua các tôn giáo ra đời lấy nền tảng nhất nguyên làm cơ sở để phát triển, nhưng con người đâu có được tiên hóa mấy phần. Thế giới ngày càng phân chia thậm chí ngay trong một tôn giáo cũng có sự mâu thuẫn phân chia sâu sắc. Mô hình nhà thờ, chùa chiền mọc lên để mong con người có chỗ dựa tinh thần cũng không mang lại được mấy lợi ích thiết thực cho loài người.
Tinh thần căn bản nhất của thuyết duy vật: “vật chất có trước, tinh thần có sau” và phương châm hành động là sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên hóa thạch (fossil resources) và chế biến nó thành hàng hóa phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người với hy vọng sự trợ giúp của vật chất sẽ giúp con người có đời sống hoan lac, hạnh phúc, tinh thần thăng hoa. Khi dùng công nghệ để phân chia vật chất, tách nó ra thành hai phần đen trắng, tạm gọi, trắng là phần dùng được (có ý nghĩa hàng hóa) thì dùng và đen (không có giá trị hàng hóa) thì hủy, thì tự nó đã ẩn chứa sự hủy hoại bản chất tự nhiên của sự vật. Vì sự tồn tại của sự vật ở thể lưỡng cực của hai phần âm-dương, tốt-xấu. Thật vậy, nhờ kỹ nghệ mà nền văn minh vật chất ngày nay đã sáng tạo ra biết bao hàng hóa hấp dẫn, nhưng bên cạnh đó là những mặt trái tiềm ẩn sự tàn phá môi sinh, sự lãnh đạm với nhau do sự phân tầng giàu nghèo, sang hèn trong xã hội.
Không nguyên mà anh chị em gọi là triết lý dung dị cho rằng: vũ trụ này được hình thành từ “tính không” tất cả sự tồn tại của vạn vật chỉ là giả tạm và tương đối. Sự hiện hữu tương phản trắng đen cũng mang tính không vì nay trắng nhưng cũng có thể mai đen, hoán vị và biến đổi không ngừng. Đại lục Atlantic thủa nào phồn thịnh là vậy mà chỉ cần một cái “rùng mình” của mẹ trái đất là đã chìm xuống biển Đại Tây Dương mãi mãi.
Quan điểm không nguyên mà anh chị em hỏi Thầy trong lớp học gần đây, cũng chỉ tạm thời trong cái hoàn cảnh mà chúng ta cần chấp nhận cả hai triết lý nhất nguyên và nhị nguyên và coi đó là hai thực thể triết lý vĩ đại mà loài người đã có được. Nhờ nhất nguyên luận mà tình thương của con người được bảo tồn chí ít cũng hơn hai ngàn năm qua. Nhị nguyên thế giới đã thúc đẩy nền khoa học công nghệ phát triển rực rỡ và mang lại cho con người biết bao sản phẩm hàng hóa, phương tiện để giải phóng “sự ăn hang ở lỗ” của con người. Hai luận thuyết này tuy hai mà một, tuy một mà hai, bỏ bất cứ một vé nào đều làm cho tính tự nhiên lưỡng cực của tư tưởng bị phương hại.
Thầy bổ sung thêm cho anh chị em rõ rằng thế giới này là đồng nhất thể vì đều có chung một cội nguồn gốc rễ từ Đấng Thượng Thiên Tối Cao, Trời Phật, Đấng sinh thành ra vũ trụ và muôn loài vạn vật hiểu theo nhất nguyên luận. Còn lý giải theo nhị nguyên thế giới thì vụ nổ vũ trụ “big bang” hình thành vũ trụ cùng từ một điểm không có kích thước mà ra, (mang tính không). Thầy nhắc lại cho anh chị em rõ đây là mẫu số chung cho khoa học và tôn giáo chứ anh chị em đừng hiểu rằng nhị nguyên luận bác bỏ tính không tâm linh.
Nhưng sự sắp xếp và hiện diện của muôn loài mang lại tính đa dạng (tính có) hay sự tồn tại của thế giới hữu hình là “vạn vật đa dạng thể”. Nói rõ hơn là “vạn vật đồng nhất thể” hàm ý nói về nguồn gốc hình thành vũ trụ từ tính không, còn “vạn vật đa dạng thể” là nói về hình thức tồn tại tạm thời của các vật thể hữu hình. Người Việt ta có câu “vật đổi sao dời” là ý nghĩa triết học này đây. Không mà có, có mà không là điểm này, anh chị em cần hiểu cho rõ, chứ bảo không có tốt, không có xấu ai nghe được. Thầy dạy anh chị em đừng phê phán là Thầy muốn anh chị em đứng trên bình diện triết học tính không tâm linh mà mở rộng lòng mình, mà thông cảm chia sẻ và tha thứ cho người mắc lỗi, giúp cái tốt của người ta thức tỉnh, cái thiện lương thức tỉnh rồi từ đó cái ác không còn chỗ trú ẩn trong họ nữa. Mục tiêu tối cần là cùng chung sống hòa bình thân thiện với nhau.
“Tính có” thì mang dấu ấn của thời gian và không gian, lịch sử còn đó dù là cả mấy ngàn năm, các dấu vết hữu hình của “tính có” vẫn còn ở các di chỉ khảo cổ phải không nào. Nhưng bản thân anh chị em làm ngành khảo cổ cũng cần biết thêm rằng là vật chất (tính có) thì nó phải biến đổi theo thời gian và cái anh chị em khảo cổ được mà phiên bản biến đổi của cổ vật chứ cổ vật nguyên vẹn đâu còn. Các niên đại được tính bằng sự diễn biến đều nhau của thời gian, nhưng sự thật thì thời gian cũng đâu có diễn biến đều đều mà cũng co dãn, nhanh chậm khác nhau. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm đưa 1 cái đồng hồ lên vũ trụ, cái kia để ở trái đất và thấy rằng thời giờ, tốc độ là lệch nhau.
Người theo nhất nguyên luận không coi trọng hình thể tồn tại của sự vật mà coi trọng cái bản thể vô hình bên trong. Người theo nhị nguyên luận thì coi trọng hình thể vật chất và không để ý đến nội hàm vô hình ẩn chứa bên trong sự vật.
Ai đúng ai sai đây? Phạm trù đúng sai, hay dở, đã không mang “tính không” triết học nên không đủ “tự nhiên lực” để đề cập tới vấn đề này và tự nó đã tạo ra bức màn “vô minh” trong phương pháp luận triết học. Vì sao vậy? Thế giới là đa dạng thể và khả năng nhận biết thế giới của con người phải dựa vào công cụ phân biệt nhờ 5 giác quan của con người. Một đời nhà bác học cũng chỉ nghiên cứu được một khía cạnh nhỏ nhoi của khoa học, thì làm thế nào có đủ thời gian để hiểu được bản chất của sự sống vốn đa dạng, đa hình và có thể nói vô cùng vô tận mà Thượng Đế tạo ra. Nhưng cái ẩn ý của Đấng Thiêng Liêng là Ngài tạo ra thế giới đa dạng thể này để tạo ra bài học cho muôn loài học hỏi tiến hóa, chứ không phải để con người khai thác hưởng thụ thái quá cái gia tài khổng lồ giả tạm, nay còn mai mất này.
Thế giới “vận vật đồng nhất thể” là tiền đề đạo đức để loài người không phân chia phân biệt, biết yêu thương nhau, đồng hành với nhau trong quá trình tiến hóa vì cùng chung một nguồn gốc. Đồng nhất thể không có nghĩa là tu hành để trở thành Đấng này Đấng kia để có cuộc sống an lạc đời đời đâu. Đồng nhất thể cũng không có nghĩa là biến thế giới này thành những ngôi chùa hay nhà thờ khổng lồ. Ngược lại “thế giới đa dạng thể” không có nghĩa là khai thác cạn kiệt thế giới tự nhiên, biến thế giới này thành những khách sạn 5 sao với đầy đủ tiện nghi để con người không còn gì để học hỏi tiến hóa.
Vậy nên hiểu sao đây? Cũng dễ thôi, vẫn sống bình thường như ta hằng sống, làm chủ mình bằng tư tưởng mang tính không, tính tương đối và với tình cảm yêu thương con người và thiên nhiên. Thật ra mọi sự rắc rối trong đời sống đều do các khuôn mẫu định sẵn của các nhà tư tưởng tạo ra cho con người, chứ bản chất thật của sự sống là tự nhiên, không có gì phức tạp và phiền toái cả. Nó là nó và ai hiểu được nó là thầy của nó. Tất cả các mẫu hình tư tưởng, các luật lệ định ra xưa và nay đều mang tính tạm thời, phù hợp với các giai đoạn khác nhau của lịch sử. Nó đúng trong giai đoạn này, hoàn cảnh này và chưa chắc đã đúng trong giai đoạn khác, hoàn cảnh khác.
Bản chất thực của sự tiến hóa là thay đổi và chính sự thay đổi tạo ra sự phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với tính giả tạm của các vật thể hữu hình. Xin nhắc lại trong ngữ cảnh này, giả tạm đó chính là “tính không” triết học. Nếu anh chị em là người theo nhị nguyên luận anh chị em cứ là người duy vật biện chứng đi và thêm vào tính không triết lý anh chị em sẽ thấy có ông Trời bên anh chị em, giúp bạn giỏi hơn, tài hơn anh chị em mong muốn. Nếu anh chị em nhất định với thế giới nhất nguyên theo mô hình nào đó, hãy gìn giữ Đấng mà mình tôn thờ, chủ thuyết mà mình kỳ vọng, thêm vào tính không triết học anh chị em sẽ có phương tiện để thực hiện điều anh chị em học hỏi từ giáo chủ của mình.
Tính không là gì? Tính không là năng lượng vũ trụ. Năng lượng toàn năng này đã được nhân điện ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực của đời sống như chữa bệnh, tăng sản vật nuôi cây trồng, thủy sản và còn giảm nhẹ thiên tại, tạo năng lượng mới. Năng lượng vũ trụ mang tính không tuyệt đối vì nó là năng lượng ẩn chứa ở mọi nơi mọi chỗ trong hành tinh này và cả ngoài vũ trụ nữa. Tính không của năng lượng vũ trụ là không thể cân đo đong đếm bằng các phương tiện thí nghiệm sử dụng 5 giác quan thông thường, nhưng cảm nhận được sự hiện hữu của nó chính bằng hiệu quả sử dụng trong các lĩnh vực kể trên.
Muốn sử dụng năng lượng vũ trụ hiệu quả thì anh chị em nhân điện cũng phải luyện tập mang tính không. Nghĩa là không xưng danh tánh, khiêm nhường, không sở hữu kết quả khi thực hành nhân điện mà chỉ sở hữu năng lượng vũ trụ. Tính không của hành giả nhân điện là âm thầm phục vụ nhân loại, âm thầm làm phương tiện cho năng lượng vô hình này truyền tải tới muôn loài vạn vật với ý nghĩa kích chấn các khả năng tiềm ẩn của con người và muôn loài trỗi dậy để đồng pha với cuộc đạo tạo đang xảy ra trong đại càn khôn vũ trụ, để nòi giống con người trên thế gian này tiến hóa sang một mức thang mới của một kỷ nguyên mà những điều mới lạ chưa từng thấy trong lịch sử loài người sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Năng lượng vũ trụ đã được chuyển thành điện năng qua mô hình ăng ten nhân điện, thắp sáng các bóng điện và vào một ngày giờ nào đó khi mà những biến cố xảy ra thì chính những cây ăng ten nhân điện sẽ thắp sáng hành tinh này. Đó là niềm hy vọng của nhân loại mới.
Con biết ơn Cô Chú đã dành rất nhiều tâm huyết để tạo nên website này, lưu trữ những bài học của Thầy cho thế hệ sau. Con không biết dùng lời lẽ nào để diễn tả sự vui mừng, sung sướng của con khi tiếp cận được các bài giảng dưới dạng file in ra giấy để đọc. Một lần nữa, con xin bày tỏ lòng biết ơn với Cô Chú và nguyện cầu Linh Hồn Thầy Đáng giữ gìn tất cả chúng ta.