Tâm linh thiền định

 

KHẢI NHẬP

          Sau khi được mặc khải từ Thượng Thiên, tôi nghiêm túc khởi trình tu tập, công phu nghiên cứu, nhận thức, khám phá, và sử dụng Năng Lượng Vũ Trụ để hoằng pháp cứu nhân qua Trường Sinh Học hay Nhân Điện. Hành Nhân Điện là thuận thiên đức, hành thiên mệnh, thuận thiên đức, vì Trời có đức Nguyên, Hàn, Lợi, Trinh, mà Thoán từ đã giải thích trong quái Càn, Dịch Kinh thượng, Nguyên, Hành là nguồn gốc vạn vật sinh trưởng từ vũ trụ năng lượng. Lợi, Trinh vì biến hóa bởi sức mạnh vô biên của Năng Lượng Vũ Trụ để thái hòa nguyên khí.

          Hơn 27 năm tu tập và 10 năm hoằng pháp, được sự gìn giữ của ơn Trên, tôi đã qua năm châu: Mỹ, Á, Âu, Phi và Úc để phổ biến và thi hành Nhân Điện, sử dụng Năng Lượng Vũ Trụ vô biên, tạo cho sinh vật thái hòa mà con người là tâm điểm. Do đó, viện nghiên cứu do tôi sáng lập mang tên Tâm Linh Con Người Thiền Định (Spiritual Human Yoga). Hành thiên mệnh, vì ý thức mệnh trời trong ta và ta mang trọng Thiên chức. Bởi lẽ đó, trong 10 năm qua và tiếp tục hành trình, tôi cùng tất cả anh chị em Nhân Điện hành giả, đem tình thương đến mọi người, xoa dịu những người mang bệnh tật và gia tăng cường tráng, minh mẫn cho họ.

          Dĩ nhiên, hành đạo lý tất gặp khó khăn, trở ngại và nguy nan. Đây là khó khăn của Moses hướng đạo đoàn người Do Thái rời Ai Cập trong nhiều thập niên nan trình trên sa mạc tìm nơi lập quốc. Là khó khăn và trở ngại của Tất – Đại – Đa Thích – Ca (Shiddbartba Gautama) trong 6 năm tầm đạo và của Phật Thích Ca (Gautama the Buddba) trong hơn 40 năm hành đạo. Là nguy nan của Socrate, nhà hiền triết Hy Lạp đã bị kết án bằng độc dược vì minh triết của mình. Là hoạn nạn của Galileo, nhà Vật lý và Thiên văn học Ý bị kết án tù chung thân năm 1633 bởi tòa án Công Giáo La Mã, vì ông đã chứng minh cho lý thuyết quả địa cầu quay chung quanh mặt trời (Copernical theory). Chứng minh này, theo Công Giáo La Mã, là nghịch với giáo lý. Mãi đến năm 1979, Giáo hoàng John Paul II mới phủ nhận bản án của hơn 3 thế kỷ về trước và đến tháng 10 năm 1992, sự sai lầm của Công Giáo La Mã được xác nhận. Là nguy hại của Jeanne d”Arc, một anh thư Pháp đã nhận sứ điệp và sứ mệnh thánh linh để cứu nước Pháp trong “Cuộc Chiến Một Trăm Năm” (Hundred Year”s War). Để rồi sau đó, Tòa án Giáo hội kết tội bà chống giáo lý và dùng yêu thuật, vì bà tự trực tiếp nhận trách nhiệm trước Thượng Đế hơn là trách nhiệm đối với Tòa Thánh La Mã. Ngày 30/5/1431, Jeanne d”Arc đã bị hỏa thiêu tại Old Market Aquare ở thành phố Ronen. 25 năm sau, tòa tái xử bà vô tội. Năm 1920, Giáo hoàng Benedict XV phong Thánh cho bà, Thánh Jeanne d”Arc. Là nguy nan của Khổng Tử bị vây khốn, tuyệt lương thực ở Trần quốc, và gần nguy hiểm đến sinh mạng khi qua đất Khuông, nhưng Ngài đã thản nhiên:

          “Trời chưa bỏ mất Đạo, thì người đất Khuông kia làm gì bại được ta”

          Là hàm oan của Trâu Viễn, nhà hiền triết Trung Hoa bị hạ ngục, để rồi, 6 tháng trời không xương bay (Trâu Viễn hạ ngục lục nguyệt phi sương)

          Nhân Điện hành giả thuận theo tính biểu sinh của Trời Đất, luôn luôn tận dụng khả năng mình để cứu sinh mạng đến giây phút cuối cùng. Điều này; tôi minh xác, là tất cả những người trong cộng đồng Tâm Linh Con Người Thiền Định (SHY) hay còn được gọi là Nhân Điện hành giả, tuyệt đối chống lại mọi phương cách dưới bất cứ hình thức nào có thể phương hại đến sinh mệnh con người.

          Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng Năng Lượng Vũ Trụ hay Nhân Điện, luôn luôn tôn trọng, hòa hợp, không chống đối bất cứ ngành y học hiện hữu nào gồm y khoa thông thường (conventional medicine) và các ngành y học khác (alternative medicine/ unconventional medicine)1.

          Một cách tổng quan, tôi sẽ trình bày chi tiết về Tâm Linh Thiền Định, tương qua tâm – thân và luân xa, tâm linh, Năng Lượng Vũ Trụ, và đạo lý, để thi hành sứ điệp mà tôi đã, đang, và tiếp tục thu nhận qua ân sủng của Đấng Tối Cao.

Trọng thu Kỷ Mão, 1999

Dr. Lương Minh Đáng, Ph. D., D. Sc

______________________

1Theo tường trình của Viện Y Học Quốc Gia (National Institutes ò Heath) thì các ngành y học khác (Alternative / unconventional medicine) gồm: tâm – thân hỗ tương (mind – body intervention), sinh vật điện tử ứng dụng (bioelectromagnetic applications), hệ thống luân lưu của y học ứng dụng (alternative systems of medical practice: acupuneture, ayurvedic medicine, homeopathy, and naturopathy), xúc cảm và vận dụng (touch and maripulation), dược vật học và sinh vật học điều trị (pharmacological and biological treatments), và thực vật y dược (heabal medicine).


 

 

TÂM LINH THIỀN ĐỊNH

          Thiền định được ứng dụng trong Trường Sinh Học hay Nhân Điện. Hành giả cần phải hành thiền mỗi ngày và nhất là trước khi điều trị cho thân chủ hoặc cho chính mình. Bởi lẽ đó, tôi cần phải lược thảo về nguồn gốc thiền định, cách hành thiền và áp dụng thiền định trong Nhân Điện. Lần lượt, tôi sẽ diễn giải từ Yoga đến Dhyana, Dhyana đến Chan, Chan đến Zen. Ngoài ra tâm linh thiền định cũng sẽ được sơ lược từ Vedas, Phật học, Dịch lý, tư tưởng của Lão Tử và Khổng Tử, đến Jesus, v.v… Từ đó, siêu việt đến tâm linh trong Trường Sinh Học hay Nhân Điện.

          Trước hết theo Vedas, cổ kinh của Hindu, có độ hơn 3000 năm trước Công nguyên (3000 B.C), thiền định (Yoga) là hợp nhất với Thượng Đế, nhận thức đồng nhất thể tất cả sự sống và là hướng lộ cho một tổng thể. Thiền định là một trong các ngành quan trọng của Hindu, từ Yoga Upanishads là cổ kinh trong mười kinh chính của  Upanishads. Upanishads là kinh huyền bí đã được truyền lại bởi các nhà tiên tri Ấn Độ và gắn liền với thiên cuối của mỗi một Veda. Vedas gồm bốn bộ:

¾   Rig Veda (Thánh ca)

¾   Sama Veda (Giai điệu)

¾   Yajur Veda (Tế tụng)

¾   Atharva Veda (Kỳ diệu pháp môn)

Trong đó, Rig Veda là pho kinh cổ kinh nhất. Upanishads ghi nhận lời giảng, vấn đáp giữa các bậc chân sư và môn đệ trong tu viện trên núi (Ashram) trên thượng lưu sông Hằng (Ganges). Đôi khi giảng như triết lý thoại ngữ của Platon. Upanishad không là triết học mà câu trả lời của nó là thức (Consciousness), brahmavidya. Hành giả tìm về nội tại, tự thức, xuyên qua thiền định.

Bhagavad Gita2 ghi nhận lời dạy của Sri Krishna qua môn đệ Arjuna, cũng đã định nghĩa thiền định là tình trạng tâm thức thăng hoa hợp nhất với vũ trụ vạn vật. Yoga có ngữ căn từ Phạn ngữ là Yuj, có nghĩa là hợp nhất, là hội nhập tâm linh với Thượng Đế, gọi là Samadhi, trạng thái được gọi là moksha hay nirvana (niết bàn), trạng thái siêu việt không gian, thời gian và vượt căn nguyên của mọi hệ quả, một tình trạng tâm linh sâu thẳm nhất.

Bhagavad Gita đã trình bày bốn loại Yogas. Đó là bốn hướng đạo chính của Hindu huyền nhiệm:

1) Janana Yoga là thiền định của tri thức, trong đó, hành giả dùng ý chí để biện biệt chính mình từ thân xác, tâm trí, cảm giác, cho đến khi thấy mình không là gì, mà chỉ là Tự Thể (Self)

2) Bhaki Yoga là thiền định của tín ngưỡng, cùng đạt mục đích như Janana Yoga, tự thăng hoa hoàn toàn với Thượng Đế trong tình thương

3) Karma Yoga là thiền định của tác động tự thức, thân tâm hòa hợp trong toàn thể đời sống mà quên mình cho tha nhân

4) Raja Yoga là thiền định của tập trung tâm trí và cảm giác cho đến tịnh điểm và thiền giả tan biến trong Tự Thức (Self)

______________________

2Bhagavad Gita là danh cổ kinh của Hindu, là một phần của Mahabharata, một thi kinh còn được gọi là Veda thứ năm, mô tả chiến trận của triều đại giữa hai trực hệ của anh hùng Ấn Độ,  Bharata.

Thiền định theo Phật giáo là dhyana. Dhyana là tình trạng không trí tưởng, không tư tưởng. Dhyana là Phạn ngữ. Sinh thời, Đức Phật không dùng Phạn ngữ nhưng là thổ ngữ Bihar là Pali. Với Pali, dhyana là jhan. Do đó, Trung Hoa ngữ trở thành Chan. Đến Nhật, Chan trở thành Zen.

Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, thiền định thường đồng nghĩa với Raja Yoga, hành thiền được giảng dạy bởi Patanjali. Patanjali (thế kỷ II B.C), tác giả của Yoga Sutras, mô tả con đường trực chỉ kiến tính thành Phật qua thiền định. Phương pháp này được gọi là Yoga

Đồng quan điểm, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), Tổ thứ 18 của thiền tông Ấn Độ và là Tổ thứ nhất của thiền tông Trung Hoa. Khi đến Trung Hoa, ngài nhận thấy người theo Phật chỉ giải kinh sách trên danh tướng mà bất ngộ tong chỉ, bất liễu đạt tự tâm. Thậm chí, nhiều người đã lấy thời khóa tụng để dẫn đạo tu hành, nên đã phá chấp văn tự, cho thấy rằng: “mặt trăng không ở nơi ngón tay chỉ điểm”. Ngón tay hàm dụ kinh điển, mặt trăng dụ nghĩa tâm. Muốn đạt tự tâm, hành giả nương kinh điển để liễu ngộ, kinh điển không là tâm. Vì vậy, khi còn tại thế, Đức Phật và môn đệ chỉ tọa thiền.

Bởi lẽ đó, Bodhidharma đã giảng dạy:

      Giáo ngoại biệt truyền

      Bất lập văn tự

      Trực chỉ nhân tâm

Kiến tính thành Phật

Điều này có nghĩa là không cố chấp văn tự, kinh điển, mà chỉ công phu tu định để ngộ Phật tính. Thánh thiên (Arya Deva), từ Trung Quán Đại Thừa của Long Thọ đã viết ra Bách Luận để thuyết giảng về thất phá: phá thường, phá ngã, phá thời, phá kiến, phá văn cảnh, phá biên chấp, phá tướng hữu vi, để trở về Tự Ngã thuần túy

Lão Tử cũng đã nói:

     “Trí hư cực

     Thủ tịnh đốc”.

Nghĩa là đến cực điểm hư không là giữ được tịnh

Hay: “Qui căn viết tịnh”.

Tức trở về cội nguồn là tịnh

Có người hỏi Đức Phật:

¾   Ngài đã được gì qua thiền định”

Ngài đáp:

¾   không có gì cả”

¾   Thưa Ngài, có điểm tốt gì trong thiền định?”

¾   Qua thiền định, ta không còn bệnh tật, giận dữ, ưu tư, bất an, gánh nặng của tuổi già, và sợ chết. Chỉ ngần này, thiền định hướng đạo đến Nirvana

Thiền định theo Phật Giáo Tiểu Thừa, căn cứ đến tâm thức, hoàn cảnh, và thân căn của hành giả mà áp dụng thiền pháp khác nhau. Thiền pháp thường dùng là thiền quán: quán từ bi, quán nhân duyên, quán bất tịnh, hoặc chánh quán, v.v…

Với Phật Giáo Đại Thừa, thiền định thường căn cứ trên giáo nghĩa chính trong một số kinh phổ thông lưu hành như Lăng Già, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Niết Bàn, và Tâm Kinh.

Lăng Già là tâm ấn của thiền tông Trung Hoa do Đệ nhất tổ Bodhidharma trao cho Đệ nhị tổ Huệ Khả. Toàn bộ Lăng Già, Đức Phật giảng về Thức, Pháp, Tự tính, và Ngã. Thiền định về vượt nhị nguyên mà an thức, không chấp chấp, không chấp tự tính, và vô ngã để an trụ Như Như Tâm.

Nói đến Kim Cang Kinh, người ta thường liên tưởng đến Lục tổ thiền tông Trung Hoa, Huệ Năng, người được khai ngộ bởi diệu kinh này. Thiền định để an trụ tâm. Tâm đây là tâm Như Lai, Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm (dựa vào nơi không trụ để an tâm). Vậy là không trụ vào chỗ có trụ, không trụ vào chỗ không có trụ. Và thiền lý của Tổ Huệ Năng được kết tập trong Pháp Bảo Đàn Kinh mà căn bản là vô niệm, vô tướng, và vô trụ, mà thiền định là yếu đạo để đạt tam vô, an

xem và tải bản đầy đủ

Tâm Linh Thiền Định

Tags: ,

Comments are closed.