1. Lăng và Đền Thờ Kinh Dương Vương
1.1. Lược trích lịch sử
“Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền ông là thủy tổ dân tộc Việt. Dã sử chép Kinh Dương Vương tên húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.
Kinh Dương Vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN
Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề “Nam Bang Thủy Tổ”, tức là “Thủy tổ nước Nam”[7][8]. Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh công bố quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hoá quốc gia lăng và đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư khoảng hơn 491 tỷ đồng.”
1.2. Địa điểm:
Từ thành phố Bắc Ninh ( trước là thị xã Bắc Ninh) xuôi đường 38 đến Cầu Hồ (trước là phà Hồ) khoảng 12km, đến ngã tư Song Hồ khoảng 500m, rẽ phải dọc theo đê sông Đuống chừng 5km đến thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành nơi có lăng mộ Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ
1.3. Mục đích chuyến đi
Nguồn gốc lịch sử ở trên là nguồn gốc lịch sử của người Việt và về nguồn gốc người sinh thành ra Kinh Dương Vương là người phương bắc trên lãnh thổ Trung Quốc ngày nay chúng ta không nói tới đúng sai. Chúng ta tiếp tục tham khảo các nguồn khác về nguồn gốc các dân tộc Việt.
+ Giả thuyết bản địa cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa, vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 ngàn năm trước.
+ Giả thuyết thiên di cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn.
+ Theo các di chỉ trống đồng và một số dấu tích khác nhiều học giả phương Tây cho rằng dân tộc Việt xuất phát từ phái nam, tại khu vực Ấn Độ, Campuchia di cư lên.
Và theo lời giảng của Thầy Lương Minh Đáng ngành nhân điện của chúng ta thì lục địa Atlantic bị đại hồng thủy đánh chìm hiện nay chỉ còn nhiều đảo nhỏ nên người Atlantic phải 3 lần di cư. Lần 1 cách nay 120 ngàn năm, lần 2 cách nay 50 ngàn năm di cư sang Ai Cập và lần cuối cách nay 20 ngàn năm di cư tới vùng đất Bắc Việt Nam ngày nay và tạo nên trống đồng, ngoài ra có nhiều quyền phép nên dân bản địa tôn xưng làm vua và có danh gọi các Vua Hùng.
Theo lời giảng của Thầy và lịch sử dân tộc để lại thì chắc chắn Ngài Kinh Dương Vương là một trong các vị thầy Atlantic đã di dân tới đất Việt. Vậy nên anh chị em nhân điện chúng ta đến đền thờ và lăng mộ Kinh Dương Vương tại Bắc Ninh ngày hôm nay trước nhất là tạ ơn tưởng nhớ tiền nhân của dân tộc chúng ta, sau nữa là xin một sự kết nối tâm linh với các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả tại nơi đây để dùi dắt bao bọc chúng ta trên con đường cứu giúp bản thân và phục vụ mọi người.
2. Đền thờ và Nhà tưởng niệm cụ Đề Thám:
2.1. Trung tâm Khu di tích lịch sử văn hóa cuộc khởi nghĩa Yên Thế nằm trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ – trung tâm huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nằm trên một ngọn đồi cao là đền Thề, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề làm lễ xuất quân đánh Pháp. Trong đền có tượng thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Phía sau đền Thề là Nhà trưng bày các hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa như súng kíp, đạn, gươm, mã tấu… cùng các đồ dùng sinh hoạt như mâm đồng, bình lọ, ấm, chén uống nước… của nghĩa quân.. Trước sân nhà trưng bày là tượng đài lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông:
“Chúng tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng”.
Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất trong lịch sử dân tộc.
2.2. Mục đích chuyến đi
Kết nối năng lực tâm linh cao cả của các Anh Hùng Lịch Sử để hỗ trợ cho anh chị em nhân điện đóng góp hóa giải tâm linh một cách nhanh nhất nhiều nhất và triệt để nhất tại Lào Cai Yên Bái. Việc kết nối và nhờ cậy ra sao do tự tâm anh chị em phát nguyện theo cảm nhận cá nhân, ngoài ra BTC giới thiệu một số điều BTC nhận được.
Nhân điện chúng ta có may mắn là nhiều anh chị em thuộc giai cấp công nhân nông dân tiểu thủ công nghệ và người làm công thu nhập thấp được học nhân điện rất nhiều và thu hoạch nhiều kết quả tốt đẹp từ ngành học. Với việc giao tiếp thông tỏ tâm linh là điều vô cùng khó khăn với tất cả mọi người nên trước nhất chúng ta có thể xin sự soi rọi đùm bọc và sự gặp gỡ với những vị gần gũi chúng ta nhất như gia tiên tiền tổ, người độ trì gia đình và vùng đất cùng các anh hùng lịch sử. Do đó có lý do chúng ta đến đây ngày hôm nay tại đền thờ ông Hoàng Hoa Thám.
3. Tới Đền Chúa Bói Nguyệt Hồ:
Tại tt. Cầu Gồ, Yên Thế, Bắc Giang, Việt Nam.
Bà là một trong ngũ vị chúa bói và nổi danh nhất. Ta nên cầu xin Bà soi rọi chỉ dạy cho cảm nhận của chúng ta nhận được thì đâu là thật của thật, đâu là giả của giả, đâu là nhất thời, đâu là lâu dài, đâu là vĩnh cửu, đâu là cái gốc đâu là cái ngọn. Vì Bà cũng là Đấng Tối Cao Thượng Đế cử xuống giúp cho dân Việt. Căn ông Bảy có căn giả và căn thật, những người về xưng là ông Bảy có giả có thật, vong linh mượn danh ông Bảy để tạo cái giả thì vô số vô kể.
3. Tới chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La):
Điều vô cùng đặc biệt là Trúc Lâm Tam Tổ đều giác ngộ, cõi lòng sáng bừng tâm đạo tại đây (được xem sánh ngang với 28 vị Sư Tổ của Thiền Tông Ấn Độ, trong 28 vị thì thứ nhất là Ma-ha-Ca-diếp, thứ nhì là Ananda là 2 đệ tự của Phật Thích Ca, và sánh ngang với 6 vị tổ của Thiền Tông Trung Hoa). Anh chị em có thể đến để xin được gặp năng lực đã giúp cho 3 vị tổ của đất Việt đạt được đại giác!
dân gian có câu:
“Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới Thiền tâm chưa thành”
và Ở Bắc Giang còn lưu truyền câu ca:
“Thứ nhất là chùa Đức La,
“Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng.”
5. Đi chùa Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc:
5.1. Chùa Côn Sơn
5.1.1 Lịch sử
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu (chùa nhỏ) gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang – vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn
5.1.2 mục đích tới Côn Sơn
Tại chùa Côn Sơn có 2 năng lực đặc biệt đứng đằng sau 2 vị Tổ trên, cũng là năng lực của ngành nhân điện, có khác là năng lực này xa xưa chỉ cho những người đặc biệt có được, nay qua ngành nhân điện tất cả đều có thể được. Kết nối được 2 năng lực này sức mạnh và sức hóa giải mạnh nhất những người đã mất, các chiến sỹ đôi bên và tất cả yêu ma quỷ quái khi ta lên Lào Cai, Yên Bái.
Tới nơi thờ tự Tướng Trần Nguyên Hãn chúng ta phát tâm cầu nguyện giúp binh tướng dưới danh Ngài được siêu thoát hoặc có năng lực hoàn thành những trách nhiệm với trần gian khi chưa hết nhiệm vụ. Vì Ngài khi về hưu trí có tập kết binh tướng và thao lược thuyền bè nên Vua Lê sợ có ý phản nên triệu vô cung, Ngài vẫn đi để tỏ ý trung thành nhưng sau vẫn bị kết án tử tội là oan trái.
5.2 Đền Kiếp Bạc
Tới đền Kiếp Bạc để xin Hưng Đạo Vương, các Con của Ngài và Tướng Lĩnh giúp cho những anh linh tại Lào Cai Yên Bái muốn ở lại trần gian có công ăn việc làm hợp pháp và hữu ích.