Tam Tòa Thánh Mẫu

(Điện thờ tam tòa thánh mẫu tại chân Hoành Sơn bài trí tượng thờ như trên)

Tuy Chiêm Thành bị xóa bỏ nhưng phát xuất đế chế là nước Phù Nam, tâm linh đất nước phát xuất từ Ấn Độ nơi đã sinh ra xứ giả đạo Phật là thái tử Tất-Đạt-Đa. Các vua Hùng đã có công khai phá mảnh đất xa xôi nhất là tới Đèo Ngang cuối Hà Tĩnh. Giữa thế kỷ 18 sự tranh giành đất đai của Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn diễn ra ở đàng trong, phía nam Đèo Ngang trở vào.

Nhà Tây Sơn được phò trợ bởi tâm linh Đại Việt tức con cháu của Mẹ Âu Cơ. Hoàng Đế Quang Trung xuống trần vì phát nguyện giúp Bồ Tát Nam Hải thống nhất lãnh thổ nước Nam đang bị phân tranh và chia cắt bởi nhiều thế lực, những sự trùng hợp đặc biệt giữa Quang Trung Nguyễn Huệ và Khổng Minh Gia Cát Lượng chỉ là một chút minh chứng về sự thật hai vị do cùng một anh linh tái kiếp. Nếu điều tốt đẹp này thành hiện thực, Nguyễn Huệ trở thành Hoàng Đế thống nhất toàn Việt Nam thì Lưỡng Quảng sẽ thực sự trở thành mảnh đất dưới năng lực của Bảo Linh Thiên Tôn:

Nguyễn Huệ: thụy hiệu Vũ Hoàng Đế, mất vì nghi ngờ do nguyên nhân tâm linh, việc xuất quân thần tốc như có trời giúp vậy và đây cũng là nguyên nhân cho chiến thắng nổi tiếng nhất của vua Quang Trung

Gia Cát Lượng: được phong Vũ Hầu, mất vì thấy nến chủ bị tắt ngày cuối cùng trong khi cầu chòm sao bắc đẩu cho sống thêm 10 năm, việc cầu gió giúp Ngô và Lưu Bị thắng Tào trong trận Xích Bích cũng như có trời giúp vậy và đây cũng được coi là công lao nổi tiếng nhất của Vũ Hầu

Nguyễn Huệ: sinh vào thời nước việt loạn lạc phân tranh và góp công lớn nhất để sau này dễ thống nhất, Nguyễn Huệ mất cái Tây Sơn yếu hẳn. Nhiều lần sát hại Nguyễn Ánh mà không được, trong lần nguy kịch nhất Nguyễn Ánh được bão biển cứu khiến thủy quân Tây Sơn không tìm ra Ánh được (“nước” cứu Ánh)

Gia Cát Lượng: sinh vào thời Trung Nguyên loạn lạc phân tranh và góp công lớn nhất để sau này dễ thống nhất, Gia Cát mất cái quân Thục yếu hẳn. Nhiều lần giết Tư Mã Ý mà không được, trong lần nguy kịch nhất Ý được trời đổ mưa làm thất bại hỏa công của Gia Cát (“nước” cứu Ý)

Gia Cát Lượng: 3 lần được mời mới chịu theo Lưu bị làm quân sư. Thời tam quốc thì quân thục ở giữa, Ngô ở nam, Ngụy Tào ở bắc chuyên quyền vua Hán

Nguyễn Huệ: 4 lần mời Nguyễn Thiếp mới chịu ra giúp Tây Sơn, Nguyễn Thiếp cũng đóng vai trò quân sư (như luân hồi trả nghiệp vậy ). Thời hậu Lê thì Tây Sơn ở giữa, quân Nguyễn Ánh chiếm phương nam, chúa Trịnh như “ngụy Tào” của vua lê vậy

Gia Cát Lượng: nhà có 3 anh em trai, Lượng ở giữa, anh cả tài hơn em út. Khi mất để lại thương tiếc vô vàn trong lòng dân Hán, đến nghìn năm sau ở Tứ Xuyên vẫn để tang. Nhà Thục có Ngũ hổ tướng

Nguyễn Huệ: trong 3 anh em trai nổi tiếng nhà Tây Sơn, Huệ ở giữa, anh cả tài hơn em út. Khi mất để lại thương tiếc vô vàn trong lòng dân Việt, đến giờ và mãi mai sau người yêu sử dân Việt vẫn thương cảm tiếc nuối. Nhà Tây Sơn cũng có Ngũ hổ tướng (Thất hổ tướng có 2 người xin về ở ẩn còn lại ngũ hổ tướng)

Gia Cát Lượng: là người nhân nghĩa thương dân, rất biết dùng tướng lĩnh, cũng có tài trị nước. Sai lầm rất lớn làm Thục suy yếu là do Hoàng Đế Lưu Bị sai lầm nhất định muốn đánh Ngô, sau cũng được khôi phục. Nhà Thục có 2-3 đời vua, kéo dài 42 năm.

Nguyễn Huệ: là người nhân nghĩa thương dân, rất biết dùng tướng lĩnh, cũng có tài trị nước. Sai lầm rất lớn làm Tây Sơn suy yếu là do Hoàng Đế Nguyễn Nhạc sai lầm đánh nhau với Nguyễn Huệ, sau cũng được khôi phục. Nhà Tây Sơn có 3 đời vua, kéo dài 24 năm.


Gia Cát Lượng: “nghi ngờ” sự ra đi của Vũ Hầu do lao lực quá độ trong việc gắng chống ý trời, thống nhất giang sang

Nguyễn Huệ: “nghi ngờ” sự ra đi của Vũ Hoàng Đế do lao lực quá độ trong việc gắng chống ý trời, thống nhất giang sang

Hoàng Đế Gia Long Nguyễn Ánh con cháu chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Hoàng sinh ra ở Thanh Hóa thuộc Đàng Ngoài, nơi phát tích nhà Tây Sơn lại tại Bình Định thuộc Đàng Trong. Cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và các chúa Nguyễn là cuộc đăng ký cai quản Việt Nam giữa Mẫu Mẹ Âu Cơ và Thánh Mẫu Thiên YaNa tức Bà Chúa Ngọc. Nhà Tây Sơn có ngũ hổ tướng, dưới trướng Nguyễn Ánh cũng có ngũ hổ tướng và sau này được thờ phụng trong dưới điện thờ Mẫu Thượng Ngàn và dưới ban công đồng. Sinh thời Gia Cát Lượng không có võ công nhưng vua Quang Trung là người văn võ toàn tài nhưng sức khỏe thể xác không giúp vua chống lại được năng lực tâm linh khi Ngài đã vô tình mưu tính làm trái ý trời muốn giữ Lưỡng Quảng để làm bàn đạp đánh nhà Thanh.

Quán Thế Âm bồ tát gạt nước mắt để 3 vong linh trong áo bào vua Càn Long tặng nhập xác vua Quang Trung khiến Ngài tối tăm mặt mày rồi không bao lâu thì qua đời. Sau đó 10 năm Nhà Tây Sơn sụp đổ và Nguyễn Ánh lên làm Hoàng Đế lấy tên nước là Việt Nam đồng nghĩa với tâm linh của Thánh Mẫu Thiên YaNa đứng đầu đất nước. Vận sẽ đổi sao sẽ dời, sẽ có một ngày nhà Nguyễn nhường giang sơn cho những con người mới của thời kỳ mới. Việc ra đi đột ngột của Vua Quang Trung không nằm trong sự xếp đặt của 2 Đấng Tối Cao trong Nhị Bộ Lưỡng Nghi là Mẫu Mẹ Âu Cơ và Bảo Linh Thiên Tôn nên Lưỡng Quảng hiện tại vẫn là mảnh đất được Mẫu Mẹ đứng danh.

Trong thời gian nhà Nguyễn cầm quyền khẩn cấp cần thiết một hình thức để gián tiếp đưa dẫn năng lực của Mẫu Mẹ Âu Cơ xuống cho muôn dân và địa linh thế đất nên Tiên Chúa Liễu Hạnh nhận lệnh xuống trần tạo dựng Mẫu Đạo. Sau khi nhà Nguyễn hình thành, dưới sự liên hệ khéo léo và khổ công của Tiên Chúa, đạo Mẫu đã có rất nhiều Đấng Cao Cả và rất nhiều anh hùng lịch sử phò trợ rồi đứng danh trong các thánh thần theo danh tượng thờ chúng ta hiện thấy. Đạo Mẫu được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn.

Tam tòa thánh mẫu gồm Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên tức Cửu Thiên Huyền Nữ (danh trong Đạo Giáo), Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tức Thánh Mẫu Thiên YaNa (miền xuôi dân tộc kinh gọi bà là Bà Chúa Ngọc) và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (chính danh Tiên Chúa Liễu Hạnh). Sở dĩ trong những địa danh có thờ Mẫu, mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng một gian dù bà đã có tượng trong tam tòa thánh mẫu mang nghĩa gian thờ bà là nơi ngự của cấp dưới triều vua Gia Long, ban công đồng là nơi ngự của con cháu Mẫu Mẹ Âu Cơ trong đó có rất nhiều anh hùng đã phò trợ hay đi theo nhà Tây Sơn đánh từ nam ra bắc, đánh tan cả 29 vạn quân Thanh dưới trướng Tôn Sỹ Nghị. Nên hai lực lượng ở hai gian thờ cũng là để khỏi trướng mắt nhưng lại ở rất gần nhau và cùng đang ngự và làm việc nơi cửa Mẫu. Hai nơi cũng là hai cửa thoát của vong linh, ai muốn về cửa Thánh Mẫu Thiên YaNa thì xin vào gian thờ Mẫu Thượng Ngàn, ai muốn về cửa Mẫu Mẹ và cửa Cửu Thiên Huyền Nữ thì xin vào gian có ban Công Đồng. Để chờ tới lúc các Ngài giáng về hoặc cấp dưới các Ngài xuống đưa các vong linh đi.

Mẫu Liễu Hạnh được thờ trên cùng, thêm danh và tượng Mẫu Thoải nên Tiên Chúa cũng có 2 tượng như Mẫu Thượng Ngàn để hợp lòng binh tướng nhà Tây Sơn và con cháu Mẫu Mẹ. Gốc đạo là tam phủ, sự phân chia do cấp dưới 2 nhà hình thành nên 2 gian thờ nhưng khi vào cửa Phật đã có một hình tướng hợp nhất đi cùng năng lực hòa hợp giữa 2 nhà là Địa Tiên Thánh Mẫu (một bức tượng thờ đồng thời 2 vị là Mẫu Thượng Ngàn và Tiên Chúa). Như vậy tứ phủ và tam phủ là Một.

Tags: ,

No comments yet.

Leave a Reply