Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Trong Nhị Bộ Lưỡng Nghi có một Đại Đỉnh Chân Linh cai quản phương Bắc, đã cùng 9 vị khác trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh nhào nặn ra sự sống. Người mang danh Bảo Linh Thiên Tôn trong Đạo Giáo, một trong 3 ông Tam Thanh. Cách đây khoảng 3000 năm trước công nguyên dân tộc Trung Hoa có thêm một Đại Linh Quang được gửi xuống từ Khối Sáng, Người chính danh Cửu Thiên Huyền Nữ trong Đạo Giáo và cũng là tên gốc của Người, trong Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Cửu Trùng Thiên hay Cửu Trùng Thánh Mẫu, người Hoa trong nam thờ bà với danh Bà Thiên Hậu.

Khi Ngài xuống đã cùng Bảo Linh Thiên Tôn, Người nắm toàn bộ linh hồn gốc Hoa và những linh hồn theo cửa thần thánh đất Trung Hoa, viết nên Kinh Dịch.

Vô Cực sinh Thái Cực

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi: Cửu Thiên Huyền Nữ là dương, Bảo Linh Thiên Tôn là âm

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng: khi Cửu Thiên Huyền Nữ xuống nhân gian đã thương thầm trộm nhớ một người con trai và khi người này mất đi đã được bà dạy dỗ và hun đúc lên trở thành một vị thánh là Thái Thượng Lão Quân. Bảo Linh Thiên Tôn quá nhiều vất vả trong việc tổ chức linh hồn người còn sống và người mất nên xin Khối Sáng Thái Cực một Đại Anh Linh xuống giúp Người là Nguyệt Lão, vị thánh lo việc giúp đỡ người nam và người nữ xe duyên kết tóc nên duyên tình phu phụ. Xuống trần Nguyệt Lão cũng đem lòng yêu mến một người con gái và khi người này mất đi được Nguyệt Lão chỉ bảo giao việc chăm lo cho trẻ thơ dưới 13 tuổi, chính là Bà Mụ.

Trong Tứ Tượng: Cửu Thiên Huyền Nữ vẫn đứng danh Thái dương, Thái Thượng Lão Quân danh Thiếu dương, Nguyệt Lão danh Thái âm, Bà Mụ danh Thiếu âm.

Khối linh hồn của Bảo Linh Thiên Tôn được đưa về cho Tứ Tượng cai quản và tổ chức, từ đó hình thành nên Bát Quái.

Cửu Thiên Huyền Nữ giữ linh hồn người mất sau 13 tuổi và linh hồn người có khả năng phò trợ người sống làm việc đời, dưới Người là nhóm Nam Linh (linh hồn người trên 13 tuổi mang nam tính) và nhóm Nữ Linh (linh hồn người trên 13 tuổi mang nữ tính). Tuy gọi là nhóm nhưng là vô số linh hồn. Nam Linh ở cung Càn, Nữ Linh ở cung Đoài.

Thái Thượng Lão Quân hun đúc phò trợ 2 sứ giả đạo Giáo là Lão Tử thuộc cung Ly và Hoa Đà thuộc cung Chấn.

Nguyệt Lão cai quản tổ chức hai nhóm linh hồn giúp xe duyên người nam và nữ là Tiên Đồng thuộc cung Tốn, Ngọc Nữ thuộc cung Khảm.

Bà Mụ cai quản hai nhóm linh hồn trẻ thơ dưới 13 tuổi giúp trẻ con hay ăn chóng lớn, vui đùa hồn nhiên và tránh cho chúng va đập vấp ngã là Tiểu Nam Linh thuộc cung Cấn và Tiểu Nữ Linh thuộc cung Khôn.

Năm sinh người nam tính theo lịch dương lịch mặt trời thì lấy 2 số cuối cộng lại khi nào còn 1 chữ số rồi lấy 10 trừ đi, được số mấy thì nằm ở cung bát quái. VD: nam có nhật sinh 1-1-1984, thì 8+4=12=1+2=3, 10-3=7, người nam này thuộc cung Càn. Sinh sau năm 2000, lấy 9 trừ đi

Năm sinh người nữ tính theo lịch âm lịch mặt trăng, lấy 5 cộng nếu trước 2000, lấy 6 cộng nếu sau 2000.

Người thuộc cung nào trong bát quái có linh phù cung đó phò trợ hết đời tức một anh linh phụng sự trong pháp kinh dịch phò trợ cho.

Khi con người không mắc nhiều nghiệp tiền kiếp và nghiệp gia tiên thì âm dương bát quái ảnh hưởng con người đó là ưu thế và tùy theo căn tu hay mức năng lực linh hồn trên thể xác con người này. Tùy theo nhiều yếu tố trong từng quãng thời gian hay thời điểm mà con người nằm trong vị trí nào của vòng tròn âm dương

Triết học Ngũ hành được đưa xuống dựa trên quá trình hình thành sự sống từ khối lửa trong lõi địa cầu, bao bọc khối lửa này dạng lỏng nên gọi “Hỏa sinh Thủy”, Bao bọc quả dung nham là kim khí nên gọi “Thủy sinh Kim”, khi kim loại cháy và các chất được tạo ra bên ngoài hình thành nên đất đá nên gọi “Kim sinh Thổ”, sau khi có đất thì có cây cối hoa màu nên gọi “Thổ sinh Mộc”. Khi cây cối cháy có lửa nên gọi “Mộc sinh Hỏa”, khi có nhiệt độ của chất cháy và mặt trời thì hơi nước bốc nên thành mây nên gọi “Hỏa sinh Thủy”, khi nước mưa rơi xuống mặt đất đọng lại axít hay ấm nước sôi đọng lại dưới bình chất muối chứa kim loại mà không bay hơi nên gọi “Thủy sinh Kim”, kim loại tác dụng với nước và các chất sinh ra muối khoáng trong lòng đất nên gọi “Kim sinh Thổ”.

Ngũ hành tương sinh đây là quá trình thành phần này sinh ra thành phần khác. Ngũ hành tương khắc là cái này quá nhiều hay ưu thế sẽ triệt hủy cái kia. Hai quá trình này được áp dụng trong trị bệnh bằng đông y cho thể xác con người.

Tags: , ,

No comments yet.

Leave a Reply