Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ

Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ… (Trích lời thầy Đáng)

Một học viên từ Âu Châu:

Xin Thầy giải thích cho chúng con hiểu về sự đau khổ. Sự đau khổ mà mỗi con người trãi qua có ý nghĩa gì? Những căn bệnh làm cho con người đau đớn toàn cơ thể có ý nghĩa gì không? Con có rất nhiều bệnh nhân, con thấy họ trải qua rất nhiều cơn đau, xin Thầy giải thích cho con ý nghĩa của sự đau đớn đó. Xin Thầy giải thích cho chúng con về ý nghĩa đau khổ của một dân tộc, thí dụ như dân tộc Do Thái trãi qua những cơn tàn sát hằng bao triệu người trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến? Vì sao có sự đau khổ? Có một điều con không hiểu tại sao: mặc dù bệnh hoạn làm cho con người bị đau khổ, đau đớn nhưng có nhiều bệnh nhân không muốn chấm dứt sự đau khổ đó. Họ muốn giữ nỗi đau khổ, đau đớn và căn bệnh đó. Riêng con cũng trải qua nhiều thử thách đau khổ, mỗi lần con được học một lớp cao hơn là mỗi lần con phải vượt qua sự đau khổ và đau đớn. Xin Thầy giải thích cho con sự đau khổ và đau đớn ðó?

Thầy Lương Minh Đáng:

Oui, tôi tóm tắt cho anh chị em biết trong vấn đề đau khổ. Có hai yếu tố:

Yếu tố thứ nhất: là linh hồn tình nguyện vào thể xác đau khổ, đau đớn để chịu sự đau đớn đau khổ, giúp cho gia ðình, đó là linh hồn tình nguyện vô một thể xác, mà làm cho thể xác đau đớn đau khổ. Đó là sự hy sinh của một linh hồn trong một thể xác để bao nhiêu người được hưởng. Do đó, dù anh chị em trị bệnh thế nào, người đó cũng vẫn bệnh vẫn đau khổ. Những người bị đau bị bệnh, có một số người muốn được hết đau hết bệnh, nhưng ngược lại cũng có một số người muốn giữ cái bệnh cái đau của mình, không cần phải hết đau hết bệnh, mặc dù người ta muốn trị bệnh.

Yếu tố thứ hai: Cũng có một sự thay đổi cuộc đời mình, bằng linh hồn mình giỏi, mình sẽ giúp cho cái thể xác đó đau mặc dù thể xác đó có khả năng, bắt thể xác đó bịnh. Bị đau bị bệnh để thể xác ðó phải nghĩ ngơi mà có cơ hội để suy nghĩ: Vật chất là vô thường. Nên không thể nào giải quyết được hết, dù anh chị em là một nhà khoa học, dù anh chị em là một dược sĩ, hoặc là một bác sĩ giỏi giúp không biết bao nhiêu người hết bịnh hết ðau. Nhưng ngược lại khi anh chị em bị đau thì không có thể nào uống thuốc nào ðược hết . Ngoài vấn đề để thể xác đau để anh chị em ý thức ðược, khi mà anh chị em ý thức được thì anh chị em mới tìm ra một phương tiện tìm chân lý. Khi tìm ra được phương tiện tìm chân lý, thì anh chị em ý thức được, mà đóng góp giúp cho mình trước, giúp cho gia đình mình, kế đó giúp cho nhân loại. Thì có hai sự đau khổ mà Thượng Đế dành riêng cho chúng ta, để chúng ta thức tỉnh: một bên tình nghĩa hy sinh, một bên cho cuộc đời mình; sau đó mình giúp tất cả mọi người khác cần đến.

Thông suốt được điều nầy, thì anh chị em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong cuộc sống. Anh chị em có thể giải quyết giúp mọi người đến với anh chị em, anh chị em giải thích thì người ta nghe nhẹ nhàng liền: Đường đời người ta thông suốt, đường đạo người ta thông suốt; chắc chắn là người ta thức tỉnh. Sự ý thức đó, giúp họ cái phương tiện tiềm chân lý giúp cho họ, gia đình của họ, và giúp cho người khác trong tương lai. Đối với chúng ta đau khổ là vì tình thương chúng ta quá nhiều, chúng ta không chan hòa được hết, vì chổ đó chúng ta đau khổ. Đau khổ đây là thương mọi người , khi chúng ta giúp cho nhiều người không được. Sự đau khổ của chúng ta có thể là hy sinh, để anh chị em không thấy những cảnh đau khổ của người ta làm cho anh chị em đau buồn. Mặc dầu anh chị em có khả năng thật, nhưng còn giới hạn. Vì chổ tình thương bao la của Thượng Đế ban cho anh chị em, mà anh chị em không chan hòa được thì buồn nản chết. Nhưng khi muốn chết, thì đâu có được: “Ngưng đi con, con muốn làm. Thượng Đế và các Đấng sẽ tạo điều kiện cho con làm. Mà khi con làm thì đừng than, tại vì con muốn làm” Nhưng mà anh chị em đâu có than được, vì mỗi lần giúp cho người ta là anh chị em mang ánh sáng niềm vui cho người ta, là chính anh chị em mang ánh sáng niềm vui đến cho mình, thì đâu có than được. Đó là lý do tại sao anh chị em đau khổ khi trị bệnh cho người ta. Anh chị em hiểu được cái nầy, mà tiếp tục cuộc hành trình giúp cho mình, giúp cho người khác được mỹ mãn. Nói đến giúp, ở đây là giúp trong cái chung: giúp tất cả toàn thể nhân loại, trong đó có dân tộc và gia đình của chúng ta. Giúp nầy là giúp cho linh hồn tu học, chứ không phải giúp cho thể xác tu. Nhưng mà linh hồn của anh chị em tu rồi, anh chị em bảo vệ thể xác của anh chị em, giúp cho toàn thể nhân loại. Nếu thật tâm anh chị em nghĩ điều nầy là chánh, thì không có một điều kiện nào ràng buộc anh chị em được hết. Và không có một chận đứng nào cao cả bằng sự việc mà anh chị em đang thực hành, thực hiện, vì nhân loại.

Trở ngại là chính anh chị em mất quyền tự do của con người, mất quyền tự do của linh hồn, thì anh chị em nói bị trở ngại. Chứ nếu anh chị em biết đây là món quà quý nhất Thượng Đế ban cho để chúng ta giúp cho nhân loại, giúp cho dân tộc, giúp tất cả toàn thể gia đình của anh chị em sống cũng như chết, thì anh chị em vượt qua mọi trở ngại, mọi thử thách của gia đình. Gia đình thuận, gia đình nghịch, thì anh chị em lấy một bản chánh: đại gia đình, đại dân tộc, anh chị em làm một chuyện lớn. Hơn nữa, anh chị em sẽ giúp lại những người thù ghét anh chị em, chống đối anh chị em, anh chị em giúp được và vượt qua mọi trở ngại nầy.

Qua phần tôi vừa trình bày, anh chị em suy nghĩ lại đi, anh chị em cứ cân đo đi. Cái nào tốt thì bỏ vào một ký, cái nào xấu anh chị em bỏ ra. Giữa cái tốt và cái xấu: xem cái tốt bao nhiêu ký lô, cái xấu bao nhiêu ký lô, thấy cái tốt thì lấy. Chắc chắn có lợi cho anh chị em bây giờ và tương lai. Có lợi cho con cháu anh chị em bây giờ và tương lai. Có lợi cho ông bà tổ phụ mình nếu đã đi tu thì tốt, chưa đi tu chúng ta giúp cho ông bà tổ phụ chúng ta đi tu. Thì những cái lợi đó, anh chị em quyết định cuộc đời mình. Một câu sau cùng của tôi, tôi giúp ý kiến cho anh chị em: Anh chị em phải có tự do của thể xác, tự do của linh hồn, thì mới giải quyết tất cả mọi sự việc. Đó anh chị em cân đo đi, cái nào lợi thì anh chị em làm. Còn cái nào không có lợi thì anh chị em đừng nghe. Đây là tôi không phải bác bỏ người này hoặc người khác. Nhưng tôi phân tích rỏ ràng cái nào lợi cho tất cả mọi người thì anh chị em làm. Cái nào không có lợi thì đừng làm, không có gì trở ngại. Thay vì tôi trả lời được hoặc không , thì bằng những câu dẫn giải của tôi, để tự anh chị em suy nghĩ, quyết định. Khi có năng lượng rồi thì tự anh chị em quyết định cuộc đời của mình. Vì quyền lợi của gia đình, vì quyền lợi của ông bà tổ phụ, vì quyền lợi của dân tộc, vì quyền lợi của con cháu của chúng ta, thì tùy anh chị em lựa chọn.

Tags: , , ,

One Response to “Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ”

  1. ĐỖ THỊ TRÂM ANH #

    Cô Chú cho con hỏi : con nghe nói Thầy có sách Mê Kong, Cô Chú có tài liệu này không, có thể cho con xin không ạ ? Con xin cảm ơn Cô Chú.

    27/01/2022 at 7:38 AM Reply

Leave a Reply to ĐỖ THỊ TRÂM ANH