Giới thiệu về ngành học M.E.L

Triết Học Tâm Linh M.E.L., tên gọi đầy đủ là “Mankind – Enlightenment – Love”, là một ngành triết học tâm linh do Giáo Sư Tiến Sĩ Huân Tước Sir Master Lương Minh Đáng sáng lập và phát triển trên phạm vi toàn Thế Giới, sáng lập tại Hoa Kỳ năm 1989, công việc là nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng các giá trị tâm linh của Giác Ngộ và Tình Thương để phục vụ nhân loại.

Nhandien.com.vn xin đăng lại nguyên văn bài viết “Triết học tâm linh M.E.L” trong tập sách HẠNH PHÚC VÀ MAY MẮN của thầy Lương Minh Đáng, xuất bản năm 2005 để bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học hoặc có thêm được những thông tin hữu ích phục vụ quá trình học tập, thực hành hoặc nghiên cứu.

I. Ý NGHĨA & TÊN GỌI:

Triết Học Tâm Linh M.E.L., tên gọi đầy đủ là “Mankind – Enlightenment – Love”, là một ngành triết học tâm linh do Giáo Sư Tiến Sĩ Huân Tước Sir Master Lương Minh Đáng sáng lập và phát triển trên phạm vi toàn Thế Giới, sáng lập tại Hoa Kỳ năm 1989, công việc là nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng các giá trị tâm linh của Giác Ngộ và Tình Thương để phục vụ nhân loại.

 II. ĐỐI TƯỢNG & MỤC TIÊU:

 Như tên gọi đầy đủ “Mankind – Enlightenment – Love”, ngành Triết Học Tâm Linh M.E.L. có 3 đối tượng và mục tiêu chánh:

 1. TÌNH THƯƠNG:

Đối tượng và đồng thời là mục tiêu thứ nhất của ngành Triết Học Tâm Linh MEL là Tình Thương, đối tượng Tình Thương bao gồm tất cả những đối tượng tương quan xa gần, tương đồng và tương phản của Tình Thương như: thương, yêu, giận, ghét, hận, thù, oán, vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, vân vân, nói chung là tất cả những yếu tố thuộc về con người như tâm tư, tình cảm, thể chất, vật chất của con người.

 2. GIÁC NGỘ:

Đối tượng đồng thời là mục tiêu thứ hai của ngành Triết Học Tâm Linh MEL là Giác Ngộ, đối tượng Giác Ngộ bao gồm tất cả những đối tượng tương quan xa gần của Giác Ngộ, tương đồng và tương phản của Giác Ngộ như: Giác Ngộ và không Giác Ngộ, Minh Triết và không Minh Triết, Tri Thức và không Tri Thức, Kiến Thức và không Kiến Thức, Chân Lý và Ngộ Lý, Niềm Tin và Mê Tín, Lương Tâm và không Lương Tâm, Thánh Thiện và Tội Lỗi, Công Bình và không Công Bình, Tự Do và không Tự Do, vân vân, nói chung là tất cả những yếu tố có tính cách tam linh siêu hình của con người.

 3. NHÂN LOẠI:

 Đối tượng đồng thời là mục tiêu thứ ba của ngành Triết Học Tâm Linh MEL là Nhân Loại, bao gồm tất cả mọi con người trên toàn Thế Giới, không phân biệt nguồn gốc, sắc tộc màu da, ngôn ngữ, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, nam nữ, tuổi tác, thành phần, nghề nghiệp, tư tưởng, lập trường, tôn giáo, vân vân. Nói chung là tất cả mọi người đều có thể theo học ngành Triết Học Tâm Linh MEL và ngược lại tất cả mọi người là Học Viên MEL hay không phải Học Viên MEL, những ai cần và muốn được sự giúp đỡ của ngành Triết Học Tâm Linh MEL, giúp đỡ học hỏi và nghiên cứu, ứng dụng triết học và tâm linh, Giác Ngộ và Tình Thương cho đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, đều được ngành Triết Học Tâm Linh MEL đáp ứng, quan tâm và giúp đỡ trong phạm vi khả năng Tình Thương và Giác Ngộ.

 4. BIỂU TƯỢNG LOGO MEL:

 Logo RP

Biểu tượng thứ nhất của ngành Triết Học Tâm Linh MEL có hình 3 khối Kim Tự Tháp, mỗi khối Kim Tự Tháp gồm có 3 mặt, biểu tượng cho 3 đôi tượng và 3 mục tiêu chánh của ngành học là “Mankind – Enlightenment – Love”, mỗi mặt của Kim Tự Tháp biểu tượng cho một đối tượng và một mục tiêu.

Trên mỗi mặt của Kim Tự Tháp có 13 tầng và những đường vạch ngang phân chia mặt phẳng của Kim Tự Tháp thành nhiều mặt Kim Tự Tháp nhỏ biểu tượng cho những tính chất và đối tượng tương quan, những vạch ngang trên những bề mặt của Kim Tự Tháp 3 mặt cũng chia Kim Tự Tháp 3 mặt ra thành nhiều Kim Tự Tháp 3 mặt khác, biểu tượng cho nhiều tính chất, nhiều cấp khác nhau, nhiều căn cơ trình độ tâm linh con người khác nhau của ngành Triết Học Tâm Linh MEL. Con số 13 tầng trên mỗi mặt Kim Tự Tháp 3 mặt là con số đặc trưng của ngành Triết Học Tâm Linh MEL, nó khác hơn con số 12 thường dùng trong những sách lịch năm tháng ngày giờ của các nền văn hóa Đông Tây Kim Cổ, biểu tượng cho những tính chất, những tính cách và những phạm vi nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng rất mới mẻ của ngành Triết Học Tâm Linh MEL.

Biểu tượng thứ hai của ngành Triết Học Tâm Linh MEL có hình tượng một con Rồng và một con Phụng, cùng lúc mang hai biểu tượng tương phản: vật chất và tâm linh, biểu tượng cho vật chất là Vũ Trụ, Vạn Vật, Nhân Loại được sinh ra từ hai con vật tượng trưng cho nam và nữ, âm dương hòa hợp, biểu tượng tâm linh là Tạo Hóa, Thượng Đế, Thượng Thiên, Các Đấng Tâm Linh Siêu Hình cũng được tượng trưng bởi hình ảnh hai con vật tiêu biểu cho hai giống loài sinh vật tương sinh, hòa hợp âm dương, nam nữ là Rồng và Phụng. Rồng còn tượng trưng cho vị Thần Nam có sức mạnh, quyền năng, khả năng, Phụng còn tượng trưng cho vị Tiên Nữ có lòng nhân hậu, thiện lương, thiện mỹ, sự phối hợp Rồng Tiên là sự phối hợp của tất cả tinh hoa của Trời Đất, Vũ Trụ Vạn Vật.

 Cả hai biểu tượng Rồng Phụng và 3 khối Kim Tự Tháp 3 mặt với 13 tầng trên mỗi mặt Kim Tự Tháp biểu tượng khá đầy đủ ý nghĩa, tính chất, nội dung, đối tượng, mục tiêu của ngành Triết Học Tâm Linh MEL “Nhân Loại – Giác Ngộ – Tình Thương”, ngành học nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng hai ý niệm và đối tượng căn bản của vạn vật là âm dương, vật chất và tâm linh, Tình Thương và Giác Ngộ để phục vụ Nhân Loại.

 5. TỔ CHỨC CẤP LỚP:

 5.1. BA CẤP LỚP MEL: Ngành Triết Học Tâm Linh MEL có 3 cấp học là Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Cấp, mỗi cấp học có 5 lớp khác nhau. Sơ Cấp học về các Luân Xa trên cơ thể con người và các công dụng chữa trị bịnh, Trung Cấp học về Luân Xa số 6 và các công năng trị bịnh đường xa của Luân Xa số 6, học về các tính chất và công dụng của Kim Tự Tháp và Mô hình Antenna, Cao Cấp học về Tiềm Năng Khả Năng Con Người và các vấn đề Cao Cấp thuộc các lãnh vực Triết Học và Tâm Linh Siêu Hình, tính chất và lợi ích của Minh Triết, Giác Ngộ, Tình Thương.

 5.2. Chương Trình Đại Học và Hậu Đại Học: Gồm các công trình nghiên cứu và thực nghiệm về Triết Học và Tâm Linh của các Học Viên đã tốt nghiệp khóa Cao Cấp, các công trình Luận Án Doctor và Ph.D. về các đề tài của ngành Triết Học Tâm Linh MEL “Nhân Loại – Giác Ngộ – Tình Thương”.

 6. TÍNH CHẤT:

 6.1. Tính chất Y Học:

 Triết Học Tâm Linh MEL thuộc ngành Y Học Bổ Sung Thế Giới, thuộc Trường Đại Học Y Học Bổ Sung Colombo, Sri Lanka, tính chất quan trọng nhất của ngành Triết Học Tâm Linh MEL là tính chất trị bịnh, ngay từ cấp lớp Sơ Cấp các Học Viên đã được học các phương cách trị bịnh bằng cách hít thở, Yoga thiền định, truyền điện qua các Luân Xa để trị bịnh, các lớp Trung Cấp Học Viên được học cách sử dụng năng lực Luân Xa số 6 truyền điện tâm linh siêu hình qua khoảng cách không gian, tức là những năng lực vô hình của các phương pháp Thiền Định Đông Phương cổ truyền để trị bịnh, các lớp Cao Cấp Học Viên dùng thuần những năng lực tâm linh siêu hình, tức là những năng lực cao cấp nhất của các ngành Thiền Học Yoga Cổ Truyền Đông Phương để trị bịnh.

 Ở những cấp lớp Cao Cấp và cấp Đại Học, Học Viên còn được học những năng lực tâm linh đặc biệt của Thầy Đáng truyền dạy trực tiếp để thực hiện nhiều công trình đặc biệt cho con người, xã hội trên nhiều phạm vi, địa hạt khác nhau của đời sống con người, ngoài phạm vi y học dành cho những Học Viên từ lớp nhập môn, đến nhiều phạm vi, địa hạt khác như: nông lâm ngư nghiệp, khoa học, kỹ thuật, điện năng, năng lượng, đặc biệt là các phạm vi thuần tâm linh như: hạnh phúc, khổ đau, ân oán, hận thù, hỉ nộ, ái, ố, hoan lạc, ai bi, vân vân.

 6.2. Tính chất Triết Học:

 Ngành Triết Học Tâm Linh MEL như tên gọi có trọng tâm là Triết Học,Triết Học có phạm vi là tư tưởng, tư tưởng là giá trị của con người, sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người với con vật là tư tưởng, động lực, nguyên nhân, thành quả của tiến bộ, văn minh loài người đều là tư tưởng. Những bi kịch, thảm kịch, chiến tranh, thù hận, tranh chấp, chia rẽ, thảm họa, hạnh phúc, khổ đau, vân vân, cũng là do tư tưởng con người, cho nên học về Triết Học có nghĩa là học về tất cả, nghiên cứu và ứng dụng cho cá nhân, gia đình, xã hội, Quốc Gia, vân vân.

 6.3. Tính chất Tâm Linh:

 Tâm Linh đối với ngành Triết Học Tâm Linh MEL là từ ngữ được dùng để chỉ những vật thể vô hình không thấy được bằng những giác quan thông thường của con người, phân biệt với những vật thể, vật chất hữu hình là tất cả những vật thể lớn nhỏ nào con người có thể nhìn thấy được. Có nhiều dạng loại, thể chất, năng lượng, năng lực Tâm Linh khác nhau, ngành Triết Học Tâm Linh MEL đặc biệt chú trọng đến những đối tượng Triết Học Tâm Linh trong những lãnh vực tư tưởng, tư duy, suy luận, nhận thức, ý thức, tri thức, kiến thức, quan niệm, hình dung, vân vân. Ở những cấp lớp cực cao Học Viên nghiên cứu và học hỏi thêm về một lãnh vực rất siêu hình là lãnh vực năng lực của linh hồn, nghiên cứu và học hỏi về quyền lực, quyền năng của Các Đấng.

 6.4. Tính chất Giác Ngộ:

 Giác Ngộ là một cõi giới cao cấp nhưng thực dụng của tâm linh, con người có khả năng nghiên cứu và học hỏi những năng lực của Giác Ngộ, có nhiều dạng loại, thể chất, năng lượng giác ngộ khác nhau được tượng trưng bằng hình ảnh Kim Tự Tháp 3 mặt, mỗi mặt lại được phân chia thành nhiều mặt và nhiều Kim Tự Tháp lớn nhỏ khác nhau tượng trưng cho nhiều lãnh vực, phạm vi, tính chất giác ngộ khác nhau, tùy căn cơ trình độ, tùy cấp lớp, Học Viên sẽ được nghiên cứu và học hỏi về Giác Ngộ để áp dụng trong đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia. Tất cả hạnh phúc, khổ đau, thành bại, tốt xấu, vân vân của Nhân Loại xưa nay và mãi mãi tùy thuộc vào mức độ, tính chất Giác Ngộ của con người, cá nhân hay tập thể, gia đình hay xã hội, quốc gia hay Nhân Loại, Thế Giới.

 6.5. Tính chất Tình Thương:

 Tình Thương là đối tượng thiết yếu nhất của ngành Triết Học Tâm Linh MEL “Nhân Loại – Giác Ngộ – Tình Thương”, thiết yếu và thực dụng, thực tế nhất đối với tất cả Học Viên ở bất cứ cấp lớp nào, không có tình thương thì không thể bước chân vào ngành Triết Học Tâm Linh MEL, có tình thương cũng chưa đủ, Học Viên còn phải luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng tình thương trong đời sống bản thân, gia đình, xã hội, quốc gia. Cũng như Giác Ngộ, Tình Thương cũng được tượng trưng bằng hình ảnh khối Kim Tự Tháp 3 mặt, mỗi mặt lại phân chia thành nhiều mặt tình thương lớn nhỏ, cao thấp giác nhau, thanh cao hay thấp hèn, nhỏ bé hay rộng lớn, ích kỷ hay vị tha, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại, tất cả đều tùy thuộc vào những tính chất, mức độ tình thương của con người, học ngành Triết Học Tâm Linh MEL là học về đối tượng và mục đích Tình Thương để hạnh phúc và may mắn, để giảm đau khổ và để tránh khổ đau.

 6.6. Tính chất Nhân Loại:

 Ngành Triết Học Tâm Linh MEL được xây dựng và phát triển theo những Thánh Ý và quyền năng của Thượng Thiên để phục vụ Nhân Loại, tất cả con người trên chốn trần gian, không phân biệt Quốc Gia nào, không phân biệt dân tộc nào, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, vân vân. Trên thực tế sau 15 năm thành lập, ngành Triết Học Tâm Linh MEL đã thành công trong mục tiêu mang lại lợi ích sức khỏe, lợi ích tâm linh cho nhiều người, hiện nay con số Học Viên trên toàn Thế Giới có trên vài triệu Học Viên thuộc trên 70 Quốc Gia, số bệnh nhân được giúp đỡ ít nhất cũng là vài chục triệu người trên toàn Thế Giới, thuộc đủ tất cả các thành phần xã hội, Quốc Gia.

 6.7. Tính chất Tổng Hợp:

 Ngành Triết Học Tâm Linh MEL luôn luôn mang tính chất tổng hợp vì chỉ có tính tổng hợp mới có thể đạt đến những kết quả tốt đẹp, trong trị bịnh cũng như trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống con người, dòng điện trị bịnh của MEL là dòng điện tổng hợp, phương thức học tập, nghiên cứu và ứng dụng gì cũng đều mang tính tổng hợp, tình thương nào cũng cần đến minh triết, giác ngộ và ngược lại, không thể nói chuyện Giác Ngộ Minh Triết mà không có tình thương, có tình thương minh triết giác ngộ mà không phục vụ con người, không giúp đỡ Nhân Loại thì cũng sẽ không có ích lợi, có tâm linh nhưng không thể thiếu thể xác con người tuy bằng xương bằng thịt nhưng vẫn là phương tiện hữu hiệu và thực tế để hành Đạo, cứu Đời, có thể xác phàm tục không thể thiếu các yếu tố Tâm Linh, không thể thiếu những năng lực tinh thần, không thể thiếu sự cứu giúp phù trợ của Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả, Phật Trời, Thượng Đế, Thượng Thiên.

(trích “Hạnh Phúc và May Mắn”)

Tags: , , , , , , , ,

One Response to “Giới thiệu về ngành học M.E.L”

  1. Nguyễn Duy Phương #

    Tôi muốn đăng ký lớp học như thế nào

    27/02/2020 at 8:47 AM Reply

Leave a Reply