Xa xưa nước ta theo tục mẫu hệ nên sự ra đời của Đại bà cô tổ của dân tộc thì danh nghĩa sẽ phù hợp, đồng thời tạo một điểm nhấn đi ngược với đạo lý phong kiến không phù hợp là trọng nam khinh nữ. Các sứ giả học thuyết và giáo chủ các tôn giáo từ trước đều do nam nhân phụ trách nên nếu có một nữ nhân kiệt xuất sẽ là điều độc đáo của tân đạo.
Sự ra đời của loài người do Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Nhị Bộ Lưỡng Nghi, mỗi Nhị Bộ Lưỡng Nghi gồm 5 Đại Đỉnh Chân Linh do đó trong ngũ hành có âm mà có dương nên sự ký hiệu Mộc -, Mộc + hay Hỏa -, Hỏa + cũng là sự phù hợp với năng lực của các Ngài. Nhị Bộ Lưỡng Nghi tách từ Khối Sáng Thái Cực xuống địa cầu khi địa cầu chỉ có đất đá mà chưa có nước, từ đó hình thành nước rồi mới có cây cỏ tức Mộc trong ngũ hành, nên gọi Thổ sinh Mộc là vậy. Khi cây cối và sinh vật hình thành là các Ngài nặn ra thể xác, còn linh hồn mới giúp cây cối và sinh vật tăng trưởng, những cây cối khác nhau, sinh vật khác nhau có những linh hồn khác nhau được bỏ vào, từng linh hồn này gọi là anh linh, linh hồn là tên gọi chung những cá thể năng lượng tách ra từ Khối Sáng, còn khi nói đến cái đơn nhất của từng linh hồn thì dùng danh gọi anh linh.
Sự cấp bách cần một Đại Linh Quang xuống trần khiến Mẹ Âu Cơ, Đấng Tối Cao trong Nhị Bộ Lưỡng Nghi, xin từ Đức Khối Sáng Thái Cực chính là Đức Lạc Long Quân và Đại Linh Quang này là con út của Mẹ, từ năm 1543 trở đi mẹ chưa sinh thêm một người con người nào. Tiên Chúa Liễu Hạnh là tên Mẹ Âu Cơ đặt cho Đại Linh Quang này. Những con người được sinh ra khi cất tiếng khóc trào đời kể từ khi Tiên Chúa giáng sinh lần đầu đều do anh linh tái kiếp nhập vào vì anh linh Tiên Chúa là anh linh cuối cùng mà Mẫu Mẹ tách ra từ Khối Sáng Thái Cực, ít nhất là tới thời điểm hiện nay
Khi Tiên Chúa xuống kiếp người đầu tiên vào năm 1543 tại vùng núi Kỳ Anh tiếp giáp với Hoành Sơn, lớn lên tự nhiên có quyền phép và triều đình đã nhờ pháp sư và hoàng tử đi đánh dẹp, giao đấu qua lại Người đã thua pháp sư người sống và những chư vị vừa là phò giúp pháp sư, vừa là thử sức tân sứ giả. Phật Thích Ca Mâu Ni đã cứu Tiên Chúa từ đó về sau khi Đạo Mẫu hình thành có câu “tiền Phật hậu Mẫu” và một trong các pháp thân của Mẹ Âu Cơ thường được thờ trong các điện thờ Mẫu như Quán Thế Âm bồ tát (danh trong Phật giáo Bắc Tông), Chuẩn Đề Bồ Tát (danh trong Mật Tông), Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn (danh trong Tây Phương Cực Lạc, danh này mang ý nghĩa Mẹ nhờ được tất cả chư Phật dõi cho một pháp thân Thiên Thủ Thiên Nhãn của Mẹ). Sau Tiên Chúa đã nên duyên với Hoàng Tử và để lại một hài nhi nhờ sư Thầy trên núi Hồng Lĩnh chăm sóc và hóa thân về trời. Tên hoàng tử là gì, đứa bé đó sau nên người ra sao xin đừng hỏi, nếu có hỏi hãy hỏi chính Tiên Chúa nếu đọc giả có sự tin tưởng, còn cá nhân tác giả không hoặc chưa có duyên hỏi 2 câu này vì câu trả lời không giúp linh hồn tác giả nhận được hào quang của Tiên Chúa do chưa có anh linh nào muốn về với hoàng tử qua cửa của thể xác tác giả, hoặc dường như thông tin này chưa được thiêng liêng cho xuất thế. Kiếp thứ hai Tiên Chúa làm ni tu trong chùa tại vùng Gia Lai, trong thế kỷ thứ 17. Kiếp cuối cùng Người xuất thế tại Nam Định vào nửa đầu thế kỷ 18.
Từ những nơi thờ của Người điển tích thông điệp về các chư vị trong Đạo Mẫu, các anh hùng lịch sử được đưa xuống và pháp Mẫu là tinh hoa của các đại đạo, các tôn giáo lớn của Đông Phương được tích hợp và thăng hoa.