Cha mẹ nặn ra thể xác, vậy ai nặn ra linh hồn?

url

        Mẫu Thượng Ngàn Thiên Ya Na gửi sang cho đạo Mẫu hình thức nhập hồn khác hình thức áp vong trong đạo Bàlamôn, tức đồng thánh không phải đồng ma, nguyên bản trong điện thờ Mẫu diễn ra các hình thức lên đồng là hàng các Thánh, Cô Cậu, Ông Hoàng, nhà Mẫu, hàng Chầu… cùng lắm hiếm hoi là gia tiên hay thần linh danh đất. Kế thừa tinh hoa của Bàlamôn là sự hòa nhập thiêng liêng nên đạo Mẫu không những mang tính lịch sử danh nhân khiến con người yêu mến anh hùng, anh thư dân tộc mà còn mang tính lịch sử phụ mẫu khiến con người từ cảm tạ ân nghĩa sinh thành của cha mẹ đến tìm về phụng sự Linh Mẫu, Linh Phụ tức Đấng Khởi Thủy đã sinh thành nên linh hồn bản thể của thân xác. Sự nhận biết này chỉ khởi xuất khiến mỗi cá nhân biết được khi họ đã trả đủ nghiệp gia tiên, nghiệp tiền kiếp, nghiệp nhân thế. Thời điểm nhận biết này đánh dấu linh hồn đã đạt quả vị chánh đẳng chánh giác, từ đây hành sử của linh hồn trên thể xác đã đạt đủ các yếu tố của một người chân tu như vô ngã hành, vô sở cầu hành, vô kiến hành… nên hành động của anh linh đạt ý thiên thuận ý thánh vì anh linh đang phụng sự Linh Mẫu, Linh Phụ tức Đấng Khởi Thủy đang thay mặt Thượng Đế khiến tạo Thiên Đàng Trần Gian, những Đấng mà quyền năng chỉ dưới Thượng Đế mà hơn tất cả.

burning_heart1

        Miền Nam với hệ thống thờ tự không theo trật tự hệ thống Miền Bắc mà mang tính tự phát khó hiểu cho du khách hành hương lễ Mẫu lẫn người thu thập tìm hiểu nhưng không hề là gì đáng nói với người thành tín và người cảm được sự độ trì của Linh Mẫu..

        Bà Ngũ Hành tức Ngũ vị Thánh Bà Thượng Thiên gồm

  • Bà Hỏa tức Thái Dương Thần Nữ, cai quản Nhật Bản và Alaska
  • Bà Thủy tức Quán Thế Âm bồ tát hay Mẹ Âu Cơ, cai quản từ Lưỡng Quảng đến Mũi Cà Mau và một nửa trên nước Lào
  • Bà Kim tức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thánh Mẫu Pô Inư Nưgar hay Bà Đen hay Linh Sơn Thánh Mẫu, Người cai quản Châu Phi
  • Bà Thổ tức Đại Thế Trí Bồ Tát, Thần Tình Yêu hay Nữ Thần Tự Do, Người cai quản Châu Mỹ
  • Bà Mộc tức Mẫu Thượng Ngàn Thiên Ya Na, Bà Chúa Ngọc, Người cai quản Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia và nửa dưới nước Lào, Myanma, SrilanKa. Thời gian trước Bà cai quản từ Đèo Ngang trở vào đến hết biên giới Việt nhưng nay vùng này đã thuộc quyền Quán Thế Âm Bồ Tát tức Mẫu Mẹ Âu Cơ. Bà đồng ý với quyết định này với điều kiện con cái và cư dân Mẫu Mẹ quản lý sẽ nhận lãnh trách nhiệm hợp nhất tất cả những hình thức tu hành Bà đã từng phò trợ và những anh linh đã từng tu hành các pháp này có quyền đòi hỏi năng lực để siêu thoát từ con cái và cư dân Mẫu Mẹ quản lý.

23339142 WastedYearstop1 

Bà Chúa Xứ tức Anh Nguyên Quận Chúa

Bà Rá là một danh thờ đặc biệt. Người là một trong mười Đấng  Khởi Thủy, hiện đang cai quản Irsarel và Trung Đông. Ngoài Bà Rá và Ngũ vị Thánh Bà Thượng Thiên còn bốn Đấng Trong Đại Đỉnh Thập Tuyệt Chân Linh gồm một Đấng cai quản Châu Úc, Nam Cực, Philippin… Đấng cai quản Châu Âu, Bắc Cực… Đấng cai quản Ai Cập và Tây Tạng đã về với Đấng Thượng Đế, Đấng cai quản Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên… chính danh Bảo Linh Thiên Tôn.

Một trong những danh khó hiểu nhưng đầy ý nghĩa là Ông Chín Thượng Ngàn. Ngài chính danh Hoa Đà xuất hiện thời Tam Quốc. Linh ảnh cụ Lão Tử hiện nay không còn một ông cụ râu tóc bạc phơ mà là một nam thiếu niên da đen sạm nắng, mày rậm tóc đen vì Ngài đã kết duyên với Cô Chín Thượng Ngàn lừng danh tức Cô Chín Giếng. Cô Chín vốn dòng nhà Quán Thế Âm bồ tát tức được Mẹ Âu Cơ rút từ Khối Sáng Vô Cực hay Đấng Thượng Đế, Cô phụng sự nhà Thánh Mẫu Thiên Ya Na nên xuống danh Cô Chín Thượng Ngàn, vì danh quá nổi Cô xuống thêm danh Cô Chín Giếng để mọi người biết Cô vốn dòng Thoải Phủ nên thực chất Cô Chín Giếng và Cô Chín Thượng Ngàn là một. Lão Tử và Hoa Đà là hai anh linh được đứng danh trong bát quái, giữ quẻ Ly và Chấn, cũng là hai sứ giả Đạo Giáo nên khi cụ Hoa Đà ngự về trị bệnh cứu người đã mượn danh Thượng Ngàn từ Cô Chín nên mới xưng danh Ông Chín Thượng Ngàn là vậy.

Đệ Nhất Tôn Ông, Đệ Nhị Quan Lớn do chính danh Thượng Đế gửi xuống tặng nước Nam

Quan Lớn Đệ Tam chính danh Hoàng Tử Lý Hoàng Chân hay Linh Lang Đại Vương thuộc dòng Thoải Phủ do Mẹ Âu Cơ sinh thành

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai thuộc dòng Địa Tạng Vương do Bà Đen Linh Sơn Thánh Mẫu sinh thành

Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh tức con cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thuộc dòng Thượng Ngàn do Thánh Mẫu Thiên Ya Na sinh thành

Thập vị Ông Hoàng mang năng lực vô danh của của Khối Sáng Thái Cực nên khi xuống danh Đạo Mẫu thì danh các Ngài chứa đựng năng lực siêu thoát linh hồn, cứu độ nhân thế. Ông Hoàng Nhất Hoàng Đế Lê Hoàn Lê Đại Hành vẫn mang tiếng xấu trong dân gian vì đoạt ngôi Đinh Tiên Hoàng Đế nhưng với nguy cơ nhà Tống xâm lược thì Đinh Bộ Lĩnh về với Linh Phụ Bảo Linh Thiên Tôn cũng là phải số, vì chẳng lẽ để vua Đinh lãnh đạo Đại Việt kháng tống có khác gì huynh đệ tương tàn. Lê Hoàn Hoàng Đế thuộc dòng Quán Thế Âm thật xứng danh Anh Hùng Phá Tống Bình Chiêm, hậu duệ của người là danh tướng Trần Khát Chân cũng thuộc dòng Thoải Phủ.

Nếu trong điện thờ Mẫu có tượng thờ một vị Hoàng Thái Tử đặt trên Ngũ vị quan Lớn chỉ dưới Tam Tòa Thánh Mẫu thì không ai khác chính danh Hoàng Đế đoản mệnh Quang Trung Nguyễn Huệ, Linh hồn Người do Bảo Linh Thiên Tôn rút từ Khối Sáng Thái Cực nên số người phải ra đi khi có ý diệt Thanh cũng là ý của Linh Phụ  Người, chứ năng lực Quán Thế Âm tặng cho Quân đội Tây Sơn mạnh mẽ hun đúc nên cuộc hành quân thần tốc thì ba anh linh nhỏ nhoi trong áo bào vua Càn Long tặng đâu có nghĩa lý gì để khiến Nguyễn Huệ lìa đời, ba anh linh chạm tới được thân ngọc của Người cũng do Số Trời miễn cưỡng an bài, Mẹ Âu Cơ đã gạt nước mắt để vua Quang Trung ra đi đánh dấu từ đây năng lực nhà Thượng Ngàn là chính danh trên ba miền Bắc Trung Nam.

Thập nhị Chầu Bà gồm Bát Bộ Sơn Trang, Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên thuộc dòng Thiên Phủ còn mang danh Chúa Bói Tây Thiên, Chầu Đệ Tam thuộc dòng Thoải Phủ còn mang danh Chúa Bói Lâm Thao, ngự tại đền Bạch Hạc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, người thuộc dòng Thoải Phủ gánh trách nhiệm đưa dẫn anh linh về cửa Đạo Giáo phương Bắc và như sứ giả gắn kết binh tướng hai nhà Thiên Phủ và Thoải Phủ. Chầu Thất Thác Bờ vốn dòng Đại Thế Trí,

large_B_ch_a_Thu_ng_ng_n

Bát Bộ Sơn Trang gồm tám vị chầu làm việc dưới danh Mẫu Thượng Ngàn tức Thiên Mẫu Thiên Ya Na:

  • Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn lừng danh, đứng đầu Hàng Chầu
  • Chầu Đệ Tứ Khâm Sai chính danh phu nhân danh tướng Phạm Ngũ Lão
  • Chầu Năm Suối Lân không ai khác chính danh Chúa Bói Nguyệt Hồ ngự tại Bắc Giang nơi Bắc Kỳ.
  • Chầu Lục Cung Nương chính danh Chầu Quế, căn Chầu Lục Cung Nương là ân điển tuyệt vời nhưng cũng đầy trần ai cho những kẻ mang kiếp đào hoa.
  • Chầu Bát Tiên La Thái Bình
  • Chầu Chín Sòng Sơn chính danh Chầu Quỳnh phục danh Mẫu Địa. Chầu Quỳnh không ai khác, chính danh Cô Chín Sòng Sơn.
  • Chầu Mười Đồng Mỏ sinh thành những người con chém đầu Liễu Thăng thời kháng chiến chống quân Minh
  • Chầu Bé Bắc Lệ cũng chính danh Cô Bé Suối Ngang, Người là Nữ Hoàng duy nhất của nước Nam thời Hậu Lý. Nếu có gọi danh Ngài phải thưa chính danh Công Chúa Lý Phật Kim, không được thưa danh Lý Chiêu Hoàng vì đây là danh do Thái Sư Trần Thủ Độ đặt với ý soán ngôi nhà Lý. Người cũng xuống danh Chúa Bói Đệ Tứ đi kèm năng lực giúp thanh đồng xem khúc mắc thù hận dòng họ lẫn hóa giải khúc mắc tiền kiếp khiến những linh hồn trả nghiệp nên phải đầu thai thành người cùng gia đình. Chầu Bé Bác Lệ lúc mới được Mẫu Mẹ đón vào Mẫu Đạo được ban năng lực để xóa hết sầu muộn tiền kiếp mà hồn nhiên ngây thơ hàng ngày rong ruổi chơi đùa bên bờ suối Ngang nên được gọi là Cô Bé Suối Ngang. Một thời gian sau Người trở về phụng sự tam phủ rồi ban danh Cô Bé Suối Ngang cho con gái tiền kiếp của người là Thiên Thành Công Chúa (phu nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).

Tags: , , ,

No comments yet.

Leave a Reply